Dịch thuật: Đức Huy – Lý Trần – Anh Thư – Ngọc Hạnh
(SCI Blog) – Bạn có thể xạ trị nếu bạn có một máy tạo nhịp tim. Tuy nhiên, nếu máy tạo nhịp tim được sử dụng trực tiếp trong vùng được xạ trị, điều dưỡng hoặc kĩ thuật viên kĩ thuật viên xạ trị cần theo dõi máy trước, trong và sau điều trị. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị ung thư phổi hay vú.
Máy tạo nhịp tim và xạ trị
Xạ trị có thể can thiệp vào cách thức hoạt động của máy tạo nhịp tim ngay cả khi máy không nằm trong vùng được xạ trị.

Bức xạ có thể gây ra những thay đổi hóa học trong cấu trúc của máy tạo nhịp tim và rối loạn năng lượng điện trong quá trình điều trị, phụ thuộc vào loại và đời của máy tạo nhịp tim và liều xạ trị của bạn.
Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng máy tạo nhịp tim, các bác sĩ điều trị sẽ theo dõi bạn vô cùng cẩn thận trong suốt quá trình điều trị. Một số dạng máy tạo nhịp tim có thể được điều khiển từ xa bởi một nhóm chuyên gia/ bác sĩ tim mạch trong suốt quá trình điều trị.
Khi bạn kết thúc xạ trị, chuyên gia/ bác sĩ tim mạch sẽ tiếp tục theo dõi bạn sát sao.
Kế hoạch điều trị
Trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ ung thư sẽ trao đổi với chuyên gia tim mạch.
Họ sẽ thảo luận về tiền sử dùng máy tạo nhịp tim của bạn và dạng máy bạn đã sử dụng.
Nhiều chuyên gia khác nhau tham gia vào quá trình xạ trị. Hai người tham gia nhiều nhất vào kế hoạch điều trị của bạn là bác sĩ xạ trị (bác sĩ ung thư lâm sàng) và nhà vật lý.

Nhà vật lý sẽ giúp bác sĩ xạ trị quyết định:
- Phương pháp để cung cấp lượng phóng xạ theo quy định.
- Mức độ tiếp cận với máy xạ trị để có được liều bạn cần.
Họ cũng đảm bảo dụng cụ xạ trị được chính xác và an toàn.
Những chuyên gia này đều hiểu về các biện pháp phòng ngừa cần thiết cho người sử dụng máy tạo nhịp tim. Họ sẽ lên kế hoạch xạ trị để hạn chế lượng phóng xạ mà máy tạo nhịp phóng ra trong suốt quá trình điều trị.
Mời bạn xem thêm các bài viết về điều trị ung thư:
Cập nhật ngày 20/03/2020
Tham khảo: Having radiotherapy with a pacemaker
Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm