• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Xạ trị lập thể định vị: Stereotactic Radiotherapy (SRT)

SCI Writer /

Xạ trị lập thể định vị: Stereotactic Radiotherapy (SRT)

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Gia Phụng, Hoàng Khang, Anh Thư


(SCI Blog) – Xạ trị lập thể (SBRT) là liệu pháp đưa xạ trị đến nhiều góc độ khác nhau trong cơ thể, sau đó hội tụ tại khu vực khối u – nơi tiếp nhận một lượng lớn chất phóng xạ. Các mô xung quanh sẽ nhận lượng phóng xạ thấp hơn. Vì vậy, liệu pháp này sẽ làm giảm nguy cơ ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Thông thường bạn phải thực hiện 1 lần hoặc đến 8 lần điều trị.

Liệu pháp xạ trị lập thể định vị thân còn gọi là stereotactic ablative radiotherapy (SABR)

Xạ phẫu não (SRS) là liệu pháp điều trị ung thư di căn não. 

1. Khi nào bạn cần thực hiện liệu pháp xạ trị lập thể định vị thân:

Liệu pháp xạ trị lập thể chủ yếu điều trị các ung thư kích thước rất nhỏ, gồm có:

  • Ung thư phổi
  • Ung thư gan hoặc ung thư di căn gan
  • Ung thư hạch bạch huyết
  • Khối u tuỷ sống
  • Ung thư di căn não

Kỹ thuật xạ trị lập thể cũng có thể điều trị các khu vực ung thư đã thực hiện xạ trị trước đó. Ví dụ như: nếu thực hiện xạ trị ở khu vực xương chậu, thông thường bệnh nhân sẽ không thể thực hiện xạ trị lần nữa. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất chính xác. Vì thế, bệnh nhân có thể thực hiện điều trị lần nữa. 

2. Lên kế hoạch thực hiện liệu pháp SBRT   

Lên kế hoạch thực hiện kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân SBRT gồm một số bước sau đây:

  • Bạn sẽ được tiến hành chụp CT ở khoa xạ trị.
  • Vùng điều trị cũng có thể được chụp MRI hoặc PET-CT. Các thông tin từ các lần quét sẽ nhập tự động vào máy tính để lên kế hoạch xạ trị.
  • Chương trình máy tính thiết kế các chùm bức xạ theo hình dạng của khối u rất chặt chẽ.
  • Bác sĩ sẽ đảm bảo tất cả các khối u trong khu vực xạ trị và các mô khỏe mạnh càng ít tiếp xúc với xạ trị càng tốt. Nhờ vậy sẽ giảm nguy cơ ảnh hưởng của tác dụng phụ. 

3. Đánh dấu vị trí xạ trị trên bệnh nhân

Kỹ thuật viên xạ trị sẽ đánh dấu vị trí xạ trị trên bệnh nhân để đảm bảo độ chính xác trong quá trình điều trị.

Mời bạn xem thêm:

Hình xăm xạ trị

4. Mặt nạ và khuôn xạ trị

Nếu thực hiện xạ trị ở vị trí đầu hoặc cổ, bệnh nhân cần phải đeo mặt nạ xạ trị – còn gọi là vỏ hoặc khuôn trong suốt quá trình điều trị.

Mời bạn xem thêm:

Mặt nạ và khuôn xạ trị

Hầu hết các mặt nạ được làm bằng lưới với các lỗ nhỏ xung quanh. Bệnh nhân có thể sử dụng khuôn cho các bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như vùng ngực hoặc chân tay.

Khuôn hay mặt nạ đều giúp giữ yên vị trí ở khu vực điều trị, do đó quá trình điều trị có thể diễn ra chính xác nhất có thể.    

5. Kim loại đánh dấu khối u 

Bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên sử dụng những vật chứa nhỏ có kích thước bằng một hạt gạo đặt trực tiếp vào khối u bằng các cây kim nhỏ và rỗng ruột, thường dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. 

Để đặt kim loại đánh dấu, bác sĩ đặt một cây kim vào dưới da dưới hướng dẫn của siêu âm. Khi cây kim đúng vị trí, bác sĩ sẽ phóng thích viên kim loại hoặc cây que nhỏ vào.

Bác sĩ xạ trị có thể nhìn thấy kim loại đánh dấu trên xquang hoặc CT khi bạn điều trị. Chúng dùng để ghi nhận vị trí điều trị và đảm bảo rằng điều trị chính xác tối đa. Bạn sẽ được chụp xquang hoặc CT mỗi ngày trước khi điều trị nếu bạn có loại kim loại đánh dấu này.

6. Sau khi trao đổi với bác sĩ

Sau buổi trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân phải chờ một vài ngày hoặc cho đến 2 tuần để kỹ sư vật lý và bác sĩ chuyên khoa xạ trị lên lịch tiến hành điều trị.

Sau đó, bệnh nhân sẽ sắp xếp một buổi trao đổi với bác sĩ sau lần xạ trị đầu tiên.  

ngày đầu sau phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ có một buổi trao đổi với bác sĩ sau lần xạ trị đầu tiên (Ảnh: Sưu tầm)

7. Thực hiện điều trị SRT

Khi tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ nằm trên giường bệnh. Sau đó kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn nằm đúng tư thế và có thể gắn các khuôn lên cơ thể bạn khi cần thiết.

Ký thuật viên sẽ hướng dẫn bạn nằm đúng tư thế (Ảnh: Sưu tầm)

Bác sĩ sẽ dùng các loại máy móc chuyên dụng để thực hiện xạ trị lập thể. Trong đó, loại máy thường được dùng phổ biến là máy gia tốc tuyến tính (LINAC) hoặc máy CyberKnife. 

8. Kỹ thuật xạ trị lập thể định vị với máy gia tốc tuyến tính

Kỹ thuật xạ trị lập thể định vị với máy gia tốc tuyến tính
Hình ảnh của máy gia tốc tuyến tính (Ảnh: Cancer Research UK)

Sau khi bạn nằm đúng vị trí, kỹ thuật viên sẽ rời khỏi phòng để tránh bị nhiễm phóng xạ.

Trong suốt quá trình xạ trị, bạn sẽ ở trong phòng một mình và thường kéo dài từ 15 phút đến 2 tiếng đồng hồ. Thỉnh thoảng quá trình xạ trị có thể diễn ra lâu hơn. Bạn có thể truyền thuốc phóng xạ liên tiếp trong một lần hoặc chia nhỏ thành nhiều lần.

Kỹ thuật viên sẽ nói chuyện với bạn qua điện thoại. Do đó, họ có thể thấy và nghe bạn nói trong suốt quá trình xạ trị. Hãy nằm đúng vị trí ban đầu để đảm bảo quá trình xạ trị diễn ra suôn sẻ.

Bạn sẽ không thấy đau đớn vì máy xạ trị không thể làm tổn thương đến bạn. 

Trong suốt quá trình bạn sẽ nghe tiếng bíp phát ra liên tục từ máy điều trị. Sau khi điều trị kết thúc, kỹ thuật viên sẽ vào phòng và đỡ bạn dậy khỏi giường bệnh.      

9. Kỹ thuật xạ trị lập thể định vị với máy CyberKnife

Máy Cyberknife có một cánh tay robot di chuyển xung quanh bàn xạ trị để chiếu xạ từ các góc khác nhau

Máy chụp Xquang thường chụp phim mỗi 10-20s. Cánh tay robot sử dụng phim xquang để điều chỉnh vị trí. Do đó, cho phép kỹ thuật viên bắn chính xác tia phóng xạ vào khu vực khối u, nhất là những khối u di chuyển theo nhịp thở.

Quá trình xạ trị có thể diễn ra khoảng 30 phút đến 4 tiếng đồng hồ, tùy thuộc vào từng loại ung thư cũng như vị trí của khối u trong cơ thể. Máy Cyberknife có thể tiêu diệt nhiều khối u cùng một lúc. Vì vậy, máy này vô cùng hữu ích trong việc điều trị những khu vực ung thư di căn.

Bạn có thể thực hiện điều trị liên tục trong một lần hoặc chia nhỏ ra nhiều lần.      

10. Các tác dụng phụ của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị:

Kỹ thuật xạ trị lập thể định vị có thể nhắm chuẩn xác đến các khu vực khối u và nguy cơ gây tổn thương đến các mô bình thường ở khu vực xung quanh khá thấp. Do đó, kỹ thuật xạ trị này có các tác dụng phụ ít hơn so với các loại xạ trị khác.

Tuy nhiên, ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi. Với bất kỳ liệu pháp xạ trị ngoài, các tác dụng phụ chỉ ảnh hưởng đến những khu vực đang điều trị ung thư. 

Mời bạn xem thêm:

Tác dụng phụ thường gặp của xạ trị

11. Tiến hành kỹ thuật xạ trị lập thể định vị

Kỹ thuật này dễ dàng thực hiện ở nhiều bệnh viện ở Anh quốc, gồm có đơn vị xạ trị NHS. Họ thực hiện điều trị bằng các máy xạ trị chuyên dụng như máy phẫu thuật tia xạ không xâm lấn. 

Nếu thực hiện liệu pháp này phù hợp với bạn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa. Họ có thể chuyển bạn sang một bệnh viện khác để điều trị nếu như nơi đó thực hiện được liệu pháp mà bạn cần.

Cập nhật ngày 19/04/2020
Tham khảo nguồn: Stereotactic radiotherapy

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Featured-KTUT, Kiến Thức Ung Thư, Xạ trị Tagged With: kỹ thuật xạ trị

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative