• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Vòng tránh thai nội tiết nội tiết Minera sau khi điều trị ung thư

SCI Writer /

Vòng tránh thai nội tiết nội tiết Minera sau khi điều trị ung thư

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Minh Phạm, Lê Khương


(SCI Blog) – Vòng tránh thai nội tiết Mirena là một loại biện pháp tránh thai thường dùng cho phụ nữ. Cùng nhau tìm hiểu những đối tượng không nên sử dụng vòng tránh thai nội tiết Minera thông qua bài viết sau đây.

Vòng tránh thai nội tiết Mirena là một loại biện pháp tránh thai cho phụ nữ. Một số phụ nữ không nên sử dụng Vòng tránh thai nội tiết Mirena sau điều trị ung thư.

Vòng tránh thai nội tiết Mirena là gì

Vòng tránh thai nội tiết Mirena là một trong những dụng cụ tránh thai nội tiết (IUS). Và mặc dù có tên gọi gần giống Vòng tránh thai nội tiết (DCTC), nó hoạt động theo một cách khác.

Vòng tránh thai nội tiết Mirena được đặt vào tử cung của bạn giống như Vòng tránh thai nội tiết. Nhưng không giống như Vòng tránh thai nội tiết, nó tiết ra một lượng nhỏ hormone nam mỗi ngày. Hormone đó chính là levonorgestrel – một hormone tương ứng hormone progesterone ở nam giới. Hormone này giúp tránh thai theo 2 cách:

  • bằng cách làm dày chất nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng khó đi vào tử cung
  • bằng cách ngăn chặn niêm mạc tử cung dày lên, làm cho trứng được thụ tinh khó có thể làm tổ trong tử cung.

Bởi vì lớp lót của tử cung không dày lên, bạn có thể sẽ có những giai đoạn hành kinh nhẹ hơn. Hoặc chu kỳ kinh của bạn có thể dừng lại hoàn toàn. Trong thực tế, một số phụ nữ có loại Vòng tránh thai nội tiết này được đưa vào để giúp làm cho giai đoạn hành kinh của họ diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Ai không nên sử dụng Vòng tránh thai nội tiết Mirena

Các nhà sản xuất của Vòng tránh thai nội tiết Mirena khuyến cáo rằng phụ nữ không nên sử dụng nó nếu họ đã có:

  • Ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung;
  • Ung thư gan;
  • Ung thư phụ thuộc nội tiết tố, bao gồm ung thư vú;
  • Ung thư máu, bao gồm cả bệnh bạch cầu;
  • U nguyên bào nuôi thai kỳ, chẳng hạn như trong bệnh thai trứng.

Ung thư gan

Vòng tránh thai nội tiết Mirena có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Nếu bạn đã bị ung thư gan hoặc bất kỳ loại bệnh gan nào, bạn không nên sử dụng Vòng tránh thai nội tiết Mirena.

Ung thư phụ thuộc nội tiết tố, bao gồm ung thư vú

Mặc dù Vòng tránh thai nội tiết Mirena chỉ giải phóng một lượng nhỏ levonorgestrel, nhưng chúng ta không chắc chắn số lượng bao nhiêu, nếu có, sẽ đi đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, các nhà sản xuất không khuyến nghị sử dụng Vòng tránh thai nội tiết Mirena nếu bạn bị ung thư phụ thuộc hormone, bao gồm cả ung thư vú.

Hiện tại, không có bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy liệu Vòng tránh thai nội tiết Mirena có thể gây ra bệnh ung thư phụ thuộc vào hormone để phát triển hay không. Đã có nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa Vòng tránh thai nội tiết Mirena và nguy cơ ung thư vú. Kết quả từ những nghiên cứu này thường không rõ ràng.

Một nghiên cứu gần đây của Na Uy đã cho thấy không có mối liên hệ giữa loại Vòng tránh thai nội tiết này và ung thư vú, nhưng một số nghiên cứu khác thì mối liên hệ kể trên đã được nhận thấy. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn có những một  số hạn chế. Ví dụ, đôi khi họ không thể tính đến các yếu tố khác mà chúng ta biết có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ như cân nặng hoặc lượng rượu họ uống.

Mời bạn xem thêm:

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Nếu bạn lo lắng, bạn có thể thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia về biện pháp tránh thai nào là tốt nhất cho mình.

Ung thư máu, bao gồm cả bệnh bạch cầu

Nếu bạn bị ung thư máu như bệnh bạch cầu và có Vòng tránh thai nội tiết Mirena, bất kỳ chảy máu nào do Vòng tránh thai nội tiết gây ra sẽ nặng hơn nhiều. Điều này là do bạn có thể không có đủ tiểu cầu để giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường.

Các nhà sản xuất của Vòng tránh thai nội tiết Mirena cho biết nó có thể được sử dụng một cách thận trọng nếu bệnh bạch cầu của bạn đang trong giai đoạn thuyên giảm.

U nguyên bào nuôi thai kỳ, chẳng hạn như trong bệnh thai trứng

Các nhà sản xuất khuyên bạn không nên sử dụng Vòng tránh thai nội tiết Mirena nếu gần đây bạn được chẩn đoán có khối u nguyên bào nuôi thai kỳ (GTT), chẳng hạn như tình trạng thai trứng hoặc ung thư nguyên bào nuôi. Họ nói rằng bạn không nên sử dụng loại Vòng tránh thai nội tiết này trong khi mức HCG của bạn vẫn tăng.

Chuyên gia của bạn sẽ tư vấn thêm về tình trạng này.


Cập nhật ngày 09/12/2020
Nguồn bài: Mirena coil contraceptive after cancer

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Đừng Ngại Nói Về Tình Dục, Mang thai

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative