• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Trầm Cảm Và Ung Thư

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Trần Anh Thư, Hoàng Khang, Lê Khương


Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa trầm cảm và cảm giác buồn bã đơn thuần, và hiểu hơn về tầm quan trọng của việc nhận biết bản thân có trầm cảm hay không. 

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm mang đến cảm xúc dữ dội hơn nhiều so với khi bạn buồn hoặc xuống tinh thần. Cảm giác buồn bã là một phần của cuộc sống mà bạn sẽ phải gặp vài lần trong đời. Nhưng trầm cảm lại mang đến những cảm xúc tiêu cực hơn rất nhiều.

trầm cảm ung thư

Trầm cảm có thể tác động đến các khía cạnh khác của cuộc sống như: 

  • Ăn uống
  • Nghỉ ngơi
  • Vệ sinh cá nhân
  • Hoạt động xã hội
  • Công việc

Trầm cảm cũng như những vấn đề y học khác như gãy chân hay các bệnh lý tim, đều cần được điều trị.

Trầm cảm không đơn thuần chỉ là một ngày buồn mà bạn có thể đơn giản phớt lờ hay rũ bỏ. Và thường rất khó cho những người xung quanh bạn hiểu về vấn đề này. Nếu chưa từng trải qua những tháng ngày trầm cảm, sẽ rất khó  để họ có thể hoàn toàn cảm thông với những gì bạn đang cảm nhận. 

Hãy nhớ rằng  trầm cảm không có nghĩa bạn là một người yếu đuối.

Trầm cảm và ung thư

Trầm cảm được đánh giá là một trong những triệu chứng ít được phát hiện nhất bởi các bệnh nhân ung thư. Và đây có thể là một trong những điều khó khăn nhất mà bạn cùng gia đình phải vượt qua.

Có thể dễ hiểu nếu đôi khi bạn cảm thấy những nỗi buồn mạnh mẽ sau khi được chẩn đoán mắc ung thư, hoặc trong quá trình điều trị. Nhưng điều này thật sự rất khác so với bị trầm cảm.

Trầm cảm được đánh giá là một trong những triệu chứng ít được phát hiện nhất bởi các bệnh nhân ung thư.

Nhiều bác sĩ hiện nay đã thành thạo hơn trong chẩn đoán và điều trị trầm cảm cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thật sự biết sự tác động của trầm cảm và còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu hơn nữa trong tương lai. . 

Trầm cảm sau điều trị

Trầm cảm có thể xảy đến ngay sau khi bạn được chẩn đoán ung thư. Nhưng cũng khá bình thường nếu trầm cảm đến sau khi bạn đã hoàn tất quá trình điều trị của mình.

Phải rất lâu sau đó tôi mới nhận ra rằng những căng thẳng trong giai đoạn điều trị ung thư đã khiến tôi trầm cảm và luôn ngập trong nước mắt.

Chia sẻ từ một bệnh nhân

Có thể tại giai đoạn này, bạn dành quá nhiều công sức cho việc vượt qua nỗi buồn sau chẩn đoán và chống chọi các đợt điều trị, mà dành ít thời gian hơn cho việc thật sự chiêm nghiệm về tất cả mọi thứ. Và trầm cảm không đợi đến khi mọi thứ thực sự kết thúc mới tấn công bạn. 

Điều này có thể khó khăn cho những người xung quanh để họ có thể hiểu hơn về những gì bạn đang trải qua, vì khi họ mong chờ lại được nhìn thấy bạn của ngày xưa, lại là lúc bạn cảm thấy tệ hơn bao giờ hết. Đến đây, bạn có thể cần nói chuyện với một chuyên gia tâm lý  hoặc một nhà tâm lý học.

Phương pháp điều trị

Điều quan trọng cần nhớ là luôn có phương pháp điều trị dành cho trầm cảm. Nếu không điều trị, các triệu chứng của trầm cảm có thể cứ kéo dài, đôi khi dài đến hàng tháng hoặc năm. 

Nhưng với phương pháp điều trị đúng đắn, 8 trên 10 (80%) bệnh nhân thường cảm thấy tiến triển  hơn trong vài tuần điều trị đầu tiên. Do vậy, nếu bạn lo ngại rằng mình có thể mắc phải trầm cảm, tốt nhất hãy nói ngay với bác sĩ hoặc y tá của mình để được điều trị kịp thời. 


Cập nhật 27/06/2019
Tham khảo
About depression and cancer

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư Tagged With: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative