• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Tìm hiểu về da trong bệnh lý ung thư

SCI Writer /

Tìm hiểu về da trong bệnh lý ung thư

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Trần Anh Thư, Đoàn Thị Đức Hạnh


(SCI Blog) – Ung thư và các phương pháp điều trị có thể làm ảnh hưởng đến da ở cấp độ tế bào, không cho da hoạt động một cách hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều cách khác nhau có thể giúp phòng ngừa tình trạng này. 

Chức năng của da

Da chính là bộ phận lớn nhất của cơ thể, đảm nhận nhiều vai trò, bao gồm:

  • bảo vệ các bộ phận trong cơ thể khỏi các tổn thương
  • kiểm soát nhiệt độ cơ thể
  • giúp loại bỏ những tạp chất trong cơ thể thông qua tuyến mồ hôi
  • bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng
  • giúp cơ thể cảm nhận được các loại cảm giác như nóng, lạnh, đau,…
  • sản sinh vitamin D

Da còn có khả năng tự tái tạo và làm mới khi gặp tổn thương.

Cấu tạo da

Da là một cấu trúc nhiều lớp để bảo vệ cơ thể chúng ta (Ảnh: Sưu tầm)
Da là một cấu trúc nhiều lớp để bảo vệ cơ thể chúng ta (Ảnh: Sưu tầm)

Cấu trúc da gồm nhiều lớp, bao gồm:

Lớp biểu bì

Các lớp trên cùng của lớp biểu bì được làm từ các tế bào chết có chứa keratin. Keratin rất dai và sáp, giúp da cứng cáp để có thể bảo vệ cơ thể.

Lớp biểu bì liên tục thay đổi khi các lớp trên cùng bị bong ra, và các tế bào mới được tạo ra bên dưới dần dần di chuyển lên bề mặt để thay thế các tế bào bị mất. Quá trình này mất khoảng 35 ngày.

Hạ bì

Lớp này chứa:

  • Đầu mút thần kinh
  • mạch máu
  • tuyến dầu
  • tuyến mồ hôi
  • các protein quan trọng như collagen và elastin, làm cho da dẻo dai và căng mịn

Các tuyến dầu còn được gọi là tuyến bã nhờn. Các tuyến này tạo ra một chất gọi là bã nhờn. Chúng nổi lên đến lớp biểu bì và giữ cho da ẩm, không thấm nước để bảo vệ cơ thể.

Độ dày của lớp biểu bì và lớp hạ bì khác nhau tại các bộ phận khác nhau trên cơ thể, từ khoảng 2mm đến 4mm. Ví dụ, da ở lưng khá dày, có lớp biểu bì và hạ bì khoảng 4mm. Da trên mặt mỏng hơn nhiều.

Dưới lớp hạ bì là lớp thứ ba gọi là lớp mỡ (lớp dưới da).

Lớp mỡ (lớp dưới da)

Lớp mỡ dưới lớp hạ bì được gọi là lớp dưới da. Lớp này giúp giữ ấm cho cơ thể và hấp thụ va đập, chấn động. Nó cũng chứa các nang tóc, nơi mà lông và tóc mọc lên.

Các yếu tố tác động đến da

Những gì chúng ta ăn và uống

Để giữ cho làn da khỏe mạnh, chúng ta cần ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý. Mỗi người cần uống ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày, khoảng 8 ly.
Ảnh: Sưu tầm

Để giữ cho làn da khỏe mạnh, chúng ta cần ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý. Mỗi người cần uống ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày, khoảng 8 ly.

Cơ thể chúng ta nhận được lượng chất lỏng này từ thực phẩm và đồ uống. Bạn có thể bị mất nước và da bạn có thể bị khô nếu bạn không nạp đủ lượng chất lỏng cần thiết. Da khô không thể làm việc đúng cách. Đồng thời, da cũng không đạt được độ dẻo dai và co giãn cần thiết. Hút thuốc và uống nhiều rượu cũng có thể làm cho da khô.

Tuổi tác

Khi chúng ta già đi, làn da của chúng ta:

  • trở nên mỏng hơn
  • có độ đàn hồi kém
  • yếu hơn
  • dễ bị tổn thương hơn
  • ít có khả năng đối phó với sự nhiễm trùng và chữa lành sau chấn thương
  • có thể trở nên khô hơn
  • có thể phản ứng với xà phòng và mỹ phẩm, đồng thời với sự thay đổi nhiệt độ và ma sát

Hoạt động

Chúng ta cần di chuyển và thay đổi vị trí để không tạo áp lực liên tục lên một vùng da trên cơ thể. Nếu chúng ta không thể cử động nhiều, cơ thể sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ bị đau, đỏ trên da, dễ bị hư tổn.

Bệnh (Ốm)

Nhiều bệnh khác nhau có thể ảnh hưởng đến da. Điều này bao gồm cả nguyên nhân từ ung thư bắt đầu ở da, hoặc ung thư di căn từ các bộ phận khác của cơ thể. Các tình trạng da ít nghiêm trọng khác, chẳng hạn như bệnh chàm và bệnh vẩy nến, có thể thêm vào các vấn đề gây ra bởi ung thư hoặc quá trình điều trị. Hãy trò chuyện với bác sĩ của bạn về cách quản lý tình trạng da cùng với phác đồ điều trị ung thư của mình.

Tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư

Một số loại thuốc trị ung thư có thể ảnh hưởng đến da, bao gồm hóa trị và liệu pháp sinh học. Chúng có thể làm cho da:

  • trở nên khô hơn
  • trở nên đổi màu – thường tối hơn
  • nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời
  • phát ban hoặc đốm nhiều, tương tự như mụn trứng cá

Xạ trị

Điều trị xạ trị có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn, làm cho da đau và trông đỏ hơn hoặc tối hơn bình thường.

Môi trường quanh ta

Nếu môi trường bạn ở quá nóng hoặc quá lạnh, điều đó có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn. Cả hai điều kiện nhiệt độ này đều có thể làm cho làn da của bạn khô. Nếu trời nóng bạn có thể đổ mồ hôi, điều này có thể ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn nếu da bạn trong tình trạng mỏng manh.

Cách bạn chăm sóc da

Giữ cho làn da của bạn sạch sẽ, ngậm nước, khô ráo và được cấp ẩm sẽ giúp giữ cho da khỏe mạnh. Cách chăm sóc da sẽ thay đổi theo mỗi người, tùy thuộc vào các yếu tố trên.

Mời bạn xem thêm các bài viết cùng chủ đề về chăm sóc làn da:

Các loại vấn đề về da trong bệnh lý ung thư

Cập nhật ngày 12/12/2020
Nguồn bài: About the skin and cancer

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm


Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Ngoại Hình, Chăm Sóc Thể Chất, Featured-CSTC, Featured-KTUT, Hóa Trị, Kiến Thức Ung Thư, Sống Chung Cùng Ung Thư, Xạ trị Tagged With: ung thư da

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative