• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Tiêu chảy do tác dụng phụ của xạ trị vùng bụng hoặc vùng chậu

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Ngọc Trâm, Hoàng Khang, Anh Khương, Đăng Khoa


(SCI Blog) – Tiêu chảy là hiện tượng thường gặp trong suốt hoặc sau quá trình xạ trị tại vùng bụng – chậu. Đây được xem là một tác dụng phụ của quá trình xạ trị và sẽ khỏi sau một thời gian kết thúc xạ trị. Khi bị tiêu chảy, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia (bác sĩ, y tá chuyên khoa hay kỹ thuật viên xạ trị) để giúp bạn ngăn tác dụng phụ, chẳng hạn như: thay đổi chế độ ăn, sử dụng thuốc trị tiêu chảy (theo toa của bác sĩ) và uống nhiều nước.

I. Tiêu chảy

Khi nào bạn có thể bị tiêu chảy?

Những tác dụng phụ của xạ trị có xu hướng tích tụ dần trong suốt quá trình xạ trị. Điều này có nghĩa là bạn có thể không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong một tuần hoặc lâu hơn từ khi bắt đầu xạ trị. Khi bạn hoàn thành xạ trị, tác dụng phụ có thể sẽ kéo dài một vài tuần. 

Tiêu chảy cũng có thể là một tác dụng phụ kéo dài. Điều này có nghĩa là nó có thể tiếp tục khá lâu sau khi điều trị của bạn kết thúc. Điều này thay đổi từ người này sang người khác.

Tiêu chảy gây khó chịu và có thể làm bạn yếu đi và mệt mỏi, vì vậy, bạn cần nghỉ ngơi.

Tiêu chảy khiến bạn mệt mỏi và bạn cần nghỉ ngời (Ảnh: Sưu tầm)

Đi ngoài ra máu

Khi thấy máu trong phân, bạn hãy báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên xạ trị.

II. Điều trị tiêu chảy

Hãy báo cho bác sĩ, chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên xạ trị biết nếu bạn bị tiêu chảy. Có nhiều cách có thể giúp bạn như:

  • Thay đổi chế độ ăn – bạn có thể nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện
  • Thuốc trị tiêu chảy do bác sĩ hoặc y tá kê đơn.
  • Uống nhiều nước – điều này rất quan trọng vì bạn có thể dễ bị mất nước.

Mời bạn xem thêm:

Dinh Dưỡng Ung Thư – Gợi Ý Thức Uống Giàu Calo

III. Nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên

Bạn có thể bị “tào tháo” rượt và phải đi vệ sinh nhiều lần. Thuốc cầm tiêu chảy có thể giúp bạn. Việc tập những bài tập thể dục sàn chậu thông thường cũng có thể giúp bạn. Bạn có thể tập nhịn đi tiêu để tích lũy số lượng mà ruột bạn có thể chứa được. 

Xạ trị vùng chậu có thể làm cho bạn có cảm giác muốn đi tiêu ngay mặc dù bạn vừa mới đi xong. Đây gọi là cảm giác buốt mót (tenesmus). Cảm giác này có thể giảm với thuốc nhét hậu môn steroid hoặc thuốc mỡ tra hậu môn có chứa thành phần gây tê.

AI CÓ THỂ GIÚP BẠN?

Bạn có thể nhận thông tin chi tiết từ khoa tiết niệu bệnh viện gần nhất hoặc lời khuyên từ Cộng đồng bàng quan và ruột (Bladder and Bowel Community). Cố vấn khoa tiết niệu cũng có thể cho bạn lời khuyên nếu bạn cần.

IV. Thông tin thêm – Tấm thẻ ”Không thể chờ đợi”

Bạn có thể có một tấm thẻ nếu bạn muốn đi nhà vệ sinh nhiều hơn bình thường hoặc bạn cảm thấy không thể chờ khi bạn muốn đi vệ sinh. Bạn có thể xuất trình thẻ cho nhân viện tại cửa hàng hoặc nơi công cộng… Nó cho phép bạn sử dụng nhà vệ sinh của họ mà không cần trả lời bất kì câu hỏi nào.

Bạn có thể lấy thẻ này tại Hiệp hội vì những người khuyết tật Anh (Disability Rights UK) hoặc Cộng đồng bàng quang và ruột (Bladder and Bowel Community). Họ có một bản đồ tất cả những nhà vệ sinh công cộng tại Anh. Hiệp hội vì những người khuyết tật Anh cũng có thể cho bạn một chiếc chìa khoá để vào những nhà vệ sinh “không phận sự miễn vào” (disabled access toilets) và bạn không cần trả lại chìa khoá khi rời khỏi đó.

Cập nhật ngày 28/04/2020
Tham khảo nguồn: Diarrhoea by Abdominal or pelvic radiotherapy side effects

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Dinh Dưỡng Ung Thư, Sức Khỏe Đường Tiêu Hóa, tác dụng phụ, Xạ trị Tagged With: Sức Khỏe Đường Tiêu Hóa, Xạ trị

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative