• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Tiêm chủng và hóa trị

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Đức Huy, Trần Lý, Phan Hiếu, Ngọc Hạnh, Bá Tùng


(SCI Blog) – Tiêm chủng là việc sử dụng một số  loại vắc-xin định kỳ cho trẻ em và người lớn để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn đang hóa trị, khả năng đề kháng của bạn có thể kém hơn trước. Do đó có một số vắc-xin bạn không nên tiêm. Bạn cũng cần tránh tiếp xúc với những người đã tiêm một số loại vắc-xin nhất định. Do đó hãy tham vấn bác sĩ về việc tiêm phòng vắc -xin nhé.

Tiêm chủng là việc sử dụng một số  loại vắc-xin định kỳ cho trẻ em và người lớn để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị bằng hóa trị, khả năng đề kháng của bạn có thể kém hơn trước. Do đó có một số vắc-xin bạn không nên tiêm khi khả năng miễn dịch của bạn kém vì chúng sẽ làm bạn cảm thấy rất mệt mỏi. 

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tiếp xúc với những người đã tiêm một số loại vắc-xin nhất định.

Bài viết này trình bày việc sử dụng vắc-xin theo chương trình tiêm chủng và liệu người mắc ung thư có nên tiêm chủng hay không.

Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm những loại vắc-xin có khả năng ngăn ngừa và chữa trị ung thư. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin này ở một bài viết khác.

Tiêm chủng trong quá trình hóa trị

Có 2 dạng vắc-xin chính: vắc-xin sống và vắc-xin bất hoạt.

Bạn không nên chủng ngừa bằng vắc-xin sống trong khi bạn điều trị bằng hóa trị hoặc ít nhất 6 tháng sau điều trị vì vắc-xin sống chứa tác nhân gây bệnh đã làm suy yếu.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương. Họ sẽ giải thích những vắc-xin đó có cần thiết hay không và khi nào bạn nên tiêm chủng.

Bạn có thể tiêm vắc-xin ở dạng bất hoạt, như vắc-xin cảm cúm. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là tác dụng bảo vệ của vắc-xin có thể sẽ không như bình thường, cho đến khi hệ miễn dịch của bạn hoàn toàn phục hồi sau hóa trị.

Tiếp xúc với những người đã tiêm chủng vắc-xin trong thời gian đang hoá trị

Đối với một số loại vắc-xin mà người khác đã tiêm thì bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc bình thường nhưng với một số loại cụ thể, bạn cần tránh tiếp xúc trong thời gian nhất định.

Vắc-xin uống

Vắc-xin dạng lỏng có thể nuốt được gọi là vắc-xin uống. Nếu bạn tiếp xúc với những người uống vắc-xin sống dạng lỏng, thì việc này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.

Bạn nên tránh tiếp xúc với những người vừa sử dụng những loại vắc-xin uống sau:

  • Bại liệt (đường uống)
  • Tả
  • Thương hàn

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sống ở nước ngoài.

Vắc-xin tiêm

Đối với người lớn sử dụng vắc-xin sống đường tiêm thì sẽ an toàn cho bạn khi tiếp xúc với họ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nhớ hãy kiểm tra điều này với bác sĩ của mình nhé.

tiem vao day than kinh
Đối với người lớn sử dụng vắc-xin sống đường tiêm thì sẽ an toàn cho bạn khi tiếp xúc với họ

Tiêm chủng cho trẻ em

Sẽ không có bất cứ một nguy cơ nào xảy ra khi bạn tiếp xúc với trẻ em đã được tiêm vắc-xin theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Đa số vắc-xin trẻ em tại Anh bao gồm:

  • Bại liệt bất hoạt
  • MMR
  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • BCG (đối với bệnh lao)
  • Haemophilus influenzae type B
  • Não mô cầu (MenACWY, MenB, MenC)
  • Phế cầu khuẩn
  • Virus gây u nhú ở người (HPV)

Ngoại lệ là vắc-xin rotavirus. Bạn sẽ cần phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nếu khả năng miễn dịch của bạn quá thấp.

Trẻ em sử dụng thuốc xịt mũi vắc-xin cúm

Một số học sinh tiểu học và trung học sử dụng vắc-xin cảm cúm dạng xịt. Bạn nên tránh tiếp xúc gần với những đứa trẻ này trong vòng 2 tuần sau khi xịt thuốc nếu hệ miễn dịch của bạn cực kì yếu.

Woman Sleeping
Nếu bạn có đề kháng yếu, hãy tránh tiếp xúc với những trẻ em đang sử dụng vắc – xin cúm dạng xịt.

Bởi vì thuốc xịt chứa virus cảm cúm ở dạng còn sống nhưng đã được làm yếu. Vậy nên sẽ có nguy cơ virus trong vắc-xin này có thể truyền sang bạn và gây cảm cúm. Những mũi tiêm không chứa tác nhân gây bệnh sống, vậy nên những cảnh báo ở trên không áp dụng khi tiếp xúc với những người có vắc-xin dạng tiêm.

Hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bạn không chắc căn bệnh ung thư hoặc các liệu pháp chữa trị có làm suy yếu trầm trọng hệ miễn dịch của bạn hay không.

Vắc-xin rotavirus

Trẻ em được tiêm vắc-xin này vào khoảng từ 8 đến 12 tuần tuổi. Rotavirus gây ra nôn ói và tiêu chảy. Loại vắc-xin này chứa dạng suy yếu của rotavirus. Trẻ em uống vắc-xin và rotavirus sẽ theo phân của bé ra ngoài trong vòng 2 tuần sau đó.

Vắc-xin này có thể gây rủi ro nếu hệ miễn dịch của bạn yếu. Bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm rotavirus trong khi thay tã cho bé.

Tuy nhiên, Y tế cộng đồng Anh nói rằng người bệnh đang hóa trị sống chung nhà với những đứa trẻ không tiêm phòng vắc-xin thì nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Những đứa trẻ này có xu hướng sẽ bị lây virus từ những đứa trẻ khác, và loại virus này thì dễ lây nhiễm cho bạn hơn cả vắc-xin.

Bạn không cần phải tránh mọi tiếp xúc với một đứa trẻ đã được tiêm chủng. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc điều dưỡng hóa trị nếu bạn lo lắng. Bạn cần đảm bảo rằng bạn rửa tay và vệ sinh cẩn thận trong ít nhất 2 tuần sau khi bé tiêm vắc-xin. Bên cạnh đó, bạn nên nhờ người khác thay tã cho bé trong thời gian này nếu có thể. Và nếu bạn phải trực tiếp thay tã thì bạn có thể đeo găng tay sử dụng một lần.

Vắc-xin thủy đậu và bệnh zona

Varicella (thủy đậu) là bệnh rất dễ truyền nhiễm gây ra bởi virus varicella zoster. Bệnh zona cũng gây ra bởi virus này. Người mắc thủy đậu trong quá khứ thường có xu hướng mắc zona.

 Young girl with skin problem

Ai cần những vắc-xin này?

Vắc-xin thủy đậu (Varivax và Varilix) không nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia ở trẻ em. Những vắc-xin này chỉ được sử dụng cho người mắc NHS nếu họ đang tiếp xúc gần gũi với những người có hệ miễn dịch yếu và có thể bị thủy đậu làm suy yếu. Ví dụ, trẻ em cần những vắc-xin này nếu chúng tiếp xúc với anh trai, chị gái, cha mẹ hoặc ông bà đang hóa trị.

Người lớn ở độ tuổi 70 thường được khuyến nghị tiêm vắc-xin zona (Zostavax)

Cũng như những vắc-xin sống khác, bạn không nên sử dụng vắc-xin này nếu bạn đang hóa trị hoặc ít nhất 6 tháng sau điều trị.

Tiếp xúc với thủy đậu

Mắc thủy đậu có thể làm bạn không khỏe nếu hệ miễn dịch của bạn đang suy yếu vì ung thư hoặc các liệu pháp điều trị.

Hãy liên lạc với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn nếu nghi ngờ đã tiếp xúc với thủy đậu. Chuyên gia tư vấn sẽ khuyên bạn tiêm thuốc chứa kháng thể được tạo ra sẵn. Thuốc này sẽ cố gắng ngăn chặn hoặc giảm nguy cơ nhiễm thủy đậu và tác dụng phụ nếu bạn phát bệnh thủy đậu.

Tiếp xúc với những người đã sử dụng vắc-xin

Công ty sản xuất vắc-xin thủy đậu (Varinax) có một lời khuyên đặc biệt cho những người có hệ miễn dịch yếu. Họ đề nghị rằng những người này nên cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với bất kì ai tiêm vắc-xin thủy đậu trong vòng 6 tuần sau khi tiêm chủng.

Tuy nhiên, Y tế cộng đồng Anh (PHE) giải thích rằng nguy cơ mà một người khởi phát thủy đậu hay zona khi tiếp xúc với người được tiêm chủng vắc-xin này là rất thấp. Tránh tiếp xúc không phải lúc nào cũng có thể và thực tế. Họ đề nghị rằng không cần phải tránh tiếp xúc trừ khi người tiêm vắc-xin bị phát ban.

Một số người bị phát ban do chính vắc-xin thủy đậu hay zona. Chỉ có môt nguy cơ rất nhỏ rằng virus từ vắc-xin có thể truyền từ vết phát ban của người được tiêm vắc-xin cho người có hệ miễn dịch bị suy yếu.

Vì vậy PHE khuyến cáo rằng những người bị phát ban nên che những vết phát ban đó lại khi tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch yếu. Nên che chắn cho đến khi vết phát ban khô và bóc mày. Nên tránh tiếp xúc khi vết phát ban không được che chắn.

Mời bạn xem thêm:

Các Loại Thuốc Chống Buồn Nôn Trong Điều Trị Ung Thư
Thuốc Điều Trị Các Vấn Đề Tiêu Hóa

Cập nhật 03/032020
Nguồn tham khảo:
Immunisations and chemotherapy

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Featured-CSTC, Hóa Trị, Thuốc hóa trị Tagged With: tiêm chủng

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative