Dịch thuật: Đức Hạnh, Minh Phạm, Trọng Tuấn
(SCI Blog) – Khi uống rượu bia, ở một số người thiếu enzyme phân giải acetaldehyde sẽ xuất hiện hiện tượng tích lũy acetaldehyde trong tế bào, gây ra những tổn thương cho DNA trong các tế bào, có thể gây nên ung thư. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi những tổn thương xảy ra ở tế bào gốc – loại tế bào sẽ biệt hóa để tạo nên nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, tế bào cũng có khả năng sửa chữa những tổn thương này thông qua nhiều cách khác nhau. Ung thư không nên được xem là “vận rủi” vì chính những yếu tố như rượu bia có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh này.
Vào mỗi tháng Giêng, người dân Anh Quốc sẽ đưa ra mục tiêu cho năm mới và giảm tiêu thụ rượu bia thường là một trong những mục tiêu được liệt kê .
Đó là bởi vì mặc dù rượu bia đã “ăn sâu bám rễ” trong văn hóa người dân Anh Quốc, cũng như khắp thế giới, rượu bia thực sự có hại đối với sức khỏe của chúng ta.
Rượu bia có thể gây hại cho gan, gây ra viêm tụy và làm tăng nguy cơ mắc 7 loại ung thư khác nhau.
Tuy nhiên, cơ chế gây ung thư của rượu bia vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Một số giả thuyết đã được đặt ra. Nhờ vào nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature và được tài trợ một phần bởi Cancer Research UK, chúng ta đã tiến gần hơn đến một câu trả lời gắn liền với một trong những giả thuyết này.
Tiêu điểm tế bào gốc
“Rượu bia làm tăng nguy cơ ung mắc ung thư” chỉ là một phần của bức tranh. Nghiên cứu mới nhất đã nhấn mạnh: thủ phạm chính có thể là một trong những hóa chất được sinh ra khi phân giải rượu.
Rượu bia bị phân giải qua một quy trình chặt chẽ và được chuyển hóa thành năng lượng. Ở trung tâm của chuỗi này, acetaldehyde là mắt xích yếu nhất. Nếu acetaldehyde không bị phân giải, nó sẽ tích tụ trong tế bào, gây tổn thương DNA và sinh ung thư.
Tại Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử MRC ở Cambridge. giáo sư Ketan Patel và các nhà khoa học được Cancer Research UK tài trợ đã phát hiện ra loại tổn thương mà acetaldehyde gây ra trên DNA – nguồn gốc của mọi hoạt động sống của các tế bào. Họ cũng chỉ ra cách mà tế bào có thể ngăn chặn cũng như chữa lành những tổn thương này.
Họ tập trung nghiên cứu về tế bào gốc – loại tế bào có thể tạo nên nhiều tế bào chuyên biệt trong cơ thể chúng ta. Cần phải biết chính xác lý do DNA trong các tế bào này bị tổn thương bởi vì những tổn thương này có thể tạo nên nhiều loại ung thư khác nhau.
Cụ thể, nhóm đã nghiên cứu tế bào gốc máu ở chuột, theo như Patel trình bày: “Đây là một cách hiệu quả để theo dõi các thay đổi và sai hỏng ở DNA – nó cung cấp nhiều thông tin hơn so với việc chỉ quan sát các tế bào trên đĩa”
Nhóm đã nghiên cứu những tế bào gốc này để biết liệu những yếu tố bên ngoài, ví dụ như rượu bia, có thể gây tổn thương cho DNA và làm tăng nguy cơ ung thư hay không.
Ngoài ra, một lý do khác khiến việc nghiên cứu tế bào gốc trở nên quan trọng là trong những năm gần đây, một số phỏng đoán cho rằng tốc độ phân chia tế bào gốc và sự tạo mới tế bào có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều loại ung thư khác nhau trên các bộ phận của cơ thể.
Chúng ta không thể kiểm soát những quá trình này nhưng nghiên cứu xoay quanh ý tưởng trên đã tạo ra một cuộc cách mạng của những “cái tít” cho rằng ung thư chỉ là cách nói khác của “vận rủi” (thật sự mà nói thì nó phức tạp hơn nhiều), và mọi người chẳng thể làm gì để kìm hãm nguy cơ xuất hiện của các loại ung thư khác nhau (thực tế là có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc ung thư).
Patel và cộng sự muốn biết “liệu những đồn đoán trên có thực sự chính xác?”.
Những kết quả đáng chú ý

Các nhà khoa học đã biết các tế bào bảo vệ DNA khỏi acetaldehyde bằng một nhóm enzyme có tên là acetaldehyde dehydrogenases (viết tắt là ALDH).
Patel nói: “Nếu hoạt động một cách trơn tru, nhóm enzyme ALDH sẽ ngăn acetaldehyde tích tụ bằng cách biến chúng thành acetate, trở thành nguồn năng lượng cho tế bào sử dụng”.
Để thấy được tác hại của acetaldehyde lên DNA của tế bào gốc, Patel và cộng sự đã nghiên cứu trên các tế bào không có những enzyme đó.
Họ đã sử dụng kĩ thuật di truyền phòng thí nghiệm để tạo ra những cá thể chuột mang tế bào gốc không sản xuất enzyme ALDH2, khiến chúng không thể phân giải acetaldehyde.
Họ cho những con chuột này ethanol pha loãng,dạng tinh khiết nhất của cồn và sử dụng các kỹ thuật để xem và đọc mã DNA trong các tế bào.
Theo Patel, các kết quả thật ấn tượng và đáng chú ý.
Họ phát hiện rằng, trong mẫu tủy xương mang các tế bào máu thiếu enzyme ALDH2, chỉ một liều ethanol có thể gây nên sự tích tụ acetaldehyde, tàn phá nghiêm trọng lên DNA.
“Chúng tôi nhận thấy một lượng lớn DNA bị tổn thương trong những tế bào này. Một lượng DNA biến mất, số khác bị phá vỡ và thậm chí còn có những mảnh nhiễm sắc thể di chuyển và tái tổ hợp”.
Mời bạn xem thêm những bài viết cùng chủ đề:
Cập nhật ngày: 19/12/2020
Tham khảo nguồn: Alcohol and cancer: This is how booze damages DNA inside cells
Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm