• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Phù và báng bụng

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Minh Phạm, Lê Khương


(SCI Blog) – Phù và báng bụng là một trong những triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân ung thư. Cùng tìm hiểu về các hiện tượng trên và hậu quả, điều trị và những dấu hiệu nặng của chúng thông qua bài viết sau đây.

Ung thư và điều trị ung thư có thể gây phù cũng có thể được gọi là cổ trướng, tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng.

Phù

Ảnh minh họa: Báo Sức khỏe và Đời sống

Phù là sự tích tụ chất lỏng trong các mô. Điều này có thể xuất phát từ việc giữ muối và nước do một số loại thuốc. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của tổn thương hoặc suy tim, gan hoặc thận. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm phẫu thuật, nhiễm trùng, dinh dưỡng kém, tăng trưởng khối u hoặc tắc nghẽn.

Mời bạn xem thêm:

Điều Trị Ung Thư – Phẫu Thuật & Các Điều Cần Biết
Xuất phát điểm của nhiễm trùng

Phù xảy ra do các hạch bạch huyết bị chặn lại hoặc loại bỏ khiến dòng chảy bạch huyết bị rối loạn. Điều này được gọi là phù bạch huyết.

Một số loại thuốc, như thuốc lợi tiểu, có thể hỗ trợ bệnh nhân bị phù. Chúng kích thích thận của bạn để loại bỏ natri và nước khỏi cơ thể của bạn, vì vậy bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn và loại bỏ thêm chất lỏng. Nhưng thuốc lợi tiểu có thể có tác dụng phụ nguy hiểm. Thảo luận với bác sĩ để tìm hiểu thêm về hiện tượng này nếu bạn được kê đơn thuốc lợi tiểu cho tình trạng phù.

Cổ trướng

Không có mô tả.
Báng bụng – Ảnh minh họa: Sưu tầm

Cổ trướng là sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong bụng vì áp lực từ các khối u. Nó có thể làm cho bụng cứng và phù (căng). Bệnh nhân bị cổ trướng cũng có thể bị buồn nôn, nôn và mệt mỏi. Đôi khi dịch cũng có thể chèn ép lên phổi và có thể gây khó thở. Cổ trướng thường gặp ở một số bệnh ung thư đã đến giai đoạn tiến triển và lan rộng ở vùng bụng, bao gồm ung thư buồng trứng, gan, đại tràng, dạ dày hoặc tuyến tụy. Đôi khi hóa trị hoặc phẫu thuật có thể giúp cải thiện cổ trướng. Thông thường thì bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật để thoát chất lỏng, được gọi là chọc dò ổ bụng. Chọc dò ổ bụng là một phương pháp điều trị tạm thời có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, nhưng chất lỏng thường tích tụ trở lại. Đôi khi một ống dẫn lưu được đặt và để lại trong bụng, cho phép dịch chảy ra khi cần thiết.

Những khả năng nào có thể xảy ra với bạn

  • Khó thở, đặc biệt là khi nằm;
  • Tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực (hoặc nhận thức rằng nhịp tim nhanh hoặc không đều);
  • Bàn chân và chân dưới trở nên to hơn (phù), thường là khi bạn ngồi trên ghế, đứng hoặc đi bộ;
  • Cảm thấy chiếc nhẫn đeo trên tay chật khít hơn bình thường;
  • Tay có cảm giác siết chặt khi nắm tay;
  • Bụng to, phình, cứng hoặc phồng lên (bụng);
  • Khó khăn khi mặc quần hoặc trang phục;
  • Hạn chế lượng muối ăn hằng ngày. Tránh sử dụng muối trong nấu ăn, và hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng muối rất cao (kiểm tra nhãn thực phẩm). Thảo luận với đội ngũ điều trị ung thư của bạn về điều này;
  • Ăn uống tốt nhất có thể;
  • Dùng thuốc theo toa đã được kê;
  • Nếu bàn chân hoặc chân của bạn bị phù, hãy nằm trên giường và kê cao chân với 2 gối;
  • Khi ngồi lên ghế, giữ cho bàn chân của bạn được nâng lên bằng cách ngồi trong một chiếc ghế tựa hoặc bằng cách đặt chân của bạn trên ghế gác chân kèm với gối.

Bác sĩ sẽ làm gì để giúp bạn

  • Theo dõi bất kỳ triệu chứng mới, đặc biệt là khó thở hoặc phù ở mặt;
  • Khuyến khích bệnh nhân giữ cho phần cơ thể bị phù được nâng lên cao một cách thoải mái khi ngồi hoặc nằm;
  • Học cách đọc nhãn thực phẩm và thảo luận với đội ngũ chăm sóc ung thư về cách giảm lượng muối;
  • Không thêm muối, nước tương, hoặc bột ngọt khi nấu hoặc chế biến thức ăn;
  • Cân bệnh nhân cứ sau 1 đến 2 ngày trên cùng một bàn cân, vào cùng một thời điểm trong ngày. Ghi chú lại cân nặng và ngày giờ.

Gọi cho đội ngũ chăm sóc ung thư nếu bệnh nhân có các dấu hiệu:

  • Xuất hiện bụng cứng, sưng phù;
  • Khu vực bị phù xuất hiện hiện tượng đỏ hoặc nóng;
  • Khó thở hoặc tim đập nhanh;
  • Không thể ăn uống trong một ngày hoặc hơn;
  • Không thể đi tiểu hoặc tiểu rất ít nước tiểu trong một ngày trở lên;
  • Chỉ có một cánh tay hoặc một chân bị phù;
  • Có thể ấn một ngón tay vào vùng bị phù và vết lõm vẫn còn sau khi lấy ngón tay ra;
  • Có phù lan lên chân hoặc cánh tay;
  • Mặt và cổ bị phù, đặc biệt là vào buổi sáng;
  • Tăng vài cân trong vòng dưới 1 tuần.

Cập nhật ngày: 02/11/2020
Tham khảo nguồn: Swelling, Edema, and Ascites – The American Cancer Society

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Featured-CSTC, Nồng Độ Canxi – Phù Bạch Huyết Tagged With: Phù và báng bụng

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative