• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Nội xạ trị với kim loại phóng xạ

SCI Writer /

Nội xạ trị với kim loại phóng xạ

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Gia Phụng, Hoàng Khang, Phan Thị Hiếu


(SCI Blog) – Với nội xạ trị, chất phóng xạ để trong các viên kim loại nhỏ được đặt vào trong cơ thể, gần nơi có ung thư.

Nếu được nội xạ trị, các viên kim loại chứa phóng xạ có thể được cấy vào cơ thể một vài phút, hay ở đó lâu dài tuỳ thuộc vào loại ung thư. Phần lớn viên kim loại chứa phóng xạ sẽ được lấy ra, tuy nhiên một số trường hợp có thể ở lại trong cơ thể lâu dài.

Bệnh nhân nên ở lại bệnh viện hoặc có thể tái khám trong nhiều tuần (bệnh nhân ngoại trú).

Bệnh nhân có thể thực hiện nội xạ trị riêng biệt hoặc kết hợp cùng lúc với các điều trị ung thư khác. 

Các cách thực hiện liệu pháp phóng xạ:

thuốc xạ trị kim loại phóng xạ

 Bệnh nhân có thể dùng một trong hai dạng thuốc sau đây:

  • Viên thuốc phóng xạ
  • Hạt thuốc phóng xạ  

(Ảnh minh họa: Sưu tầm)

Viên thuốc phóng xạ

Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sử dụng thiết bị chuyên dùng hay gọi là ống tuýp rỗng để đặt viên kim loại phóng xạ vào gần khu vực ung thư.

Các viên kim loại dẫn xuất lượng chất phóng xạ dịch chuyển từ máy phóng xạ đi qua ống đến khu vực ung thư.

Việc đặt ống tuýp rỗng có thể thực hiện ở phòng phẫu thuật hoặc phòng xạ trị. Có nhiều loại ống khác nhau phù hợp với mỗi bộ phận khác nhau trong cơ thể. Và việc sử dụng thuốc mê hay không cũng tùy thuộc vào loại liệu pháp phóng xạ. Bệnh nhân có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần điều trị.

Hạt thuốc phóng xạ

Một số loại điều trị sẽ sử dụng dạng hạt thuốc. Bác sĩ sử dụng kim chuyên dụng để đưa hạt thuốc vào khu vực ung thư. Và các hạt đó sẽ ở lại trong cơ thể bệnh nhân lâu dài. Tuy nhiên, hạt thuốc có kích thước nhỏ, chứa lượng chất phóng xạ thấp và phóng xạ giảm dần theo thời gian.

Bệnh nhân có thể dùng thuốc mê trong quá trình điều trị. Hay gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng; Với việc gây tê mặc dù bệnh nhân nhận thức được mọi thứ diễn ra trong suốt quá trình thực hiện nhưng không thể cảm nhận được.

Sau khi điều trị

Viên thuốc phóng xạ sẽ ở trong cơ thể bệnh nhân vài phút, hoặc lâu hơn. Sau đó, viên thuốc đó được đưa trở lại máy phóng xạ thông qua ống tuýp rỗng. Ngay khi bệnh nhân hết nhiễm phóng xạ họ có thể về nhà trong ngày hoặc ngày hôm sau.   

 Nếu bạn được điều trị bằng viên thuốc phóng xạ vĩnh viễn, bạn có thể cần ở lại bệnh viện qua đêm trước khi bạn có thể về nhà và gặp gỡ những người khác. Hoặc bạn có thể cần ở lại để hồi tỉnh sau quá trình gây mê.  

Các tác dụng phụ

Tác dụng phụ tùy thuộc vào loại điều trị của bệnh nhân và khu vực ung thư. Bác sĩ, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên sẽ dặn dò bệnh nhân những điều cần biết chăm sóc sau điều trị cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Mời bạn xem thêm một số tác dụng phụ của xạ trị:

Sụt cân (trong quá trình xạ trị)
Rụng tóc khi xạ trị

Cập nhật ngày 29/03/2020
Tham khảo nguồn: Internal radiotherapy with radioactive metal

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Featured-KTUT, Kiến Thức Ung Thư, Xạ trị Tagged With: xạ trị trong

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative