• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Nói chuyện với trẻ ở từng độ tuổi khác nhau

SCI Writer /

Nói chuyện với trẻ ở từng độ tuổi khác nhau

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Nguyễn Thị Hải, Đức Hạnh


(SCI Blog) – Làm thế nào để nói cho trẻ hiểu về cái chết và sự ra đi, điều này phụ thuộc vào độ tuổi nhận thức của trẻ.

Mời bạn xem thêm bài viết cũng chủ đề:

Những câu hỏi của trẻ về sự ra đi

Đối với trẻ có độ tuổi quá nhỏ

Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi có thể:

  • Sợ phải xa cách người mà bé yêu thương và thân thiết;
  • Cảm thấy có lỗi;
  • Các bé có thể không hiểu được, một khi ai đó chết họ sẽ không thể quay trở về nữa.

Mặc dù đứa trẻ có nhỏ tuổi thế nào đi nữa, vẫn có thể cảm nhận được điều không hay đang xảy ra. Trẻ nhỏ thường chỉ suy nghĩ về hiện tại, nên những gì đang xảy ra thực sự rất quan trọng với trẻ.

Trẻ ở độ tuổi này sẽ có những nhận thức khác nhau về cảm xúc của mình (Ảnh: Sưu tầm)
Trẻ ở độ tuổi này sẽ có những nhận thức khác nhau về cảm xúc của mình (Ảnh: Sưu tầm)

Sự buồn bã hoặc lo âu ở trẻ có thể không dễ nhận diện thông qua những hoạt động thường ngày của trẻ, ví dụ như trong lúc di chuyển hoặc chơi đùa.

  • Một đứa trẻ hiền lành đột nhiên dễ dàng nổi giận, có thể ném đồ chơi và biểu hiện hết sức giận dữ;
  • Một đứa trẻ luôn vui vẻ và hiếu động có thể trở nên quấn lấy người lớn và nhõng nhẽo. Hoặc có thể khóc vì một điều gì đó mà bình thường không làm trẻ để ý đến;
  • Trẻ có thể không chơi với bạn như trước kia nữa.

Điều quan trọng đó là bạn bên quan sát và nhận ra những dấu hiệu và thay đổi ở trẻ, để giúp trẻ đối phó một cách tốt nhất.

Các chuyên gia khuyến khích người lớn chúng ta nên nói chuyện cởi mở và trung thực với trẻ nhỏ. Bạn không cần phải nói với trẻ thực sự chi tiết về mọi việc. Nhưng bạn nên diễn giải cho trẻ hiểu những thứ mà trẻ chưa nhận thức được bằng cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Đối với trẻ ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi

Trẻ em từ 8 đến 12 tuổi thường có thể hiểu rằng bệnh nặng có thể dẫn đến cái chết.

Cảm xúc của trẻ có thể được nhận diện qua cách mà trẻ cư xử. Trẻ có thể cảm thấy có lỗi hoặc có thể cho rằng bản thân đã làm cho bạn bị bệnh. Trẻ cũng có thể cảm thấy tức giận với cha mẹ vì đã không quan tâm đến trẻ. Hoặc có thể tức giận vì sẽ bị bạn rời bỏ khi bạn chết.

Đôi khi, những đứa trẻ khi bị stress có thể cư xử như trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn. Chính vì thế, bạn hãy nhạy bén nhưng cũng cần thẳng thắn khi nói chuyện với trẻ ở độ tuổi này. Nếu bạn nói chuyện quá khéo léo, trẻ có thể sẽ không hiểu điều bạn muốn nói.

Trẻ vị thành niên (tuổi teen)

trẻ vị thành niên
Ảnh minh họa: Sưu tầm

Tuổi vị thành niên là độ tuổi đầy những cảm xúc thăng trầm. Trẻ vị thành niên có thể cảm thấy hỗn loạn và không chắc chắn về bản thân. Những năm thiếu niên cũng là thời gian để xây dựng nên sự tự lập. Điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc và tìm đến những người khác để được giúp đỡ.

Trẻ vị thành niên có thể trở nên xa cách với gia đình và muốn nói chuyện với bạn bè nhiều hơn. Hoặc có thể sẽ giữ bí mật cho riêng mình. Các em có thể trở nên lo lắng, tức giận, ủ rũ hoặc chán nản. Hoặc có thể giả vờ rằng bản thân có thể đối mặt với những chuyện khó khăn rất tốt, trong khi thực sự bên trong cảm thấy rất sợ hãi và cô đơn.

Phản ứng của một trẻ vị thành niên có thể dữ dội hơn so với người lớn. Điều quan trọng là cho trẻ có thời gian để cảm nhận và đau buồn về căn bệnh, và cho các em biết những vào những gì đang xảy ra.

Các em có thể tìm thấy những thông tin và sự hỗ trợ hữu ích khi tìm kiếm thông tin trên website “riprap”. Trang web dành cho những người trẻ tuổi có cha mẹ bị ung thư và trong đó có những câu chuyện từ những người cùng độ tuổi khác trong cùng một hoàn cảnh tương tự.

Người đã trưởng thành

Một điều hiển nhiên rằng, người lớn hay những người đã trưởng thành cũng sẽ phải vật lộn với thời điểm khó khăn này. Ngay cả khi trẻ đã thực sự trưởng thành, cái chết của cha mẹ là một trong những điều khó đối mặt nhất.

Ngay cả khi trẻ đã thực sự trưởng thành, bạn vẫn cần thành thật khi tâm sự với trẻ về cái chết (Ảnh: Sưu tầm)
Ngay cả khi trẻ đã thực sự trưởng thành, bạn vẫn cần thành thật khi tâm sự với trẻ về cái chết (Ảnh: Sưu tầm)

Cách tốt nhất đó là cởi mở và trung thực nhất có thể để nói cho các em biết những gì đang xảy ra.


Cập nhật ngày: 10/09/2020
Tham khảo nguồn: Talking to children of different ages

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: An Yên Khoảnh Khắc Cuối Đời, Chăm Sóc Cảm Xúc, Chia Sẻ Cùng Gia Đình, Đối Diện Ung Thư Tagged With: An Yên Khoảnh Khắc Cuối Đời, Chia Sẻ Cùng Gia Đình, Đối Diện Ung Thư, Trẻ em

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative