Dịch thuật: Bá Tùng, Gia Phụng, Anh Thư
(SCI Blog) – Thông qua truyền thông và báo đài, các thông tin về việc một vài loại thực phẩm và chất dinh dưỡng làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đã gây ra nhiều tranh cãi. Trên cơ sở thực tiễn, khả năng “siêu thực phẩm” có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ ung thư là gần như không có, tuy vậy một số thực phẩm và chất dinh dưỡng khác vẫn gây nhiều tranh cãi.
Tìm hiểu vài câu chuyện bạn có thể đã từng đọc được hoặc được nghe, và chúng tôi sẽ dẫn chứng thêm cho bạn dưới đây.
1. Acrylamide
Acrylamide – hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên trong quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm giàu tinh bột được chế biến ở nhiệt độ cao (nướng, chiên, quay). Một vài ví dụ về các loại thực phẩm này như: bánh quy, cà phê, bánh mì nướng và khoai tây chiên.

Một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra acrylamide có khả năng tương tác với DNA trong tế bào và có thể có mối liên hệ với ung thư. Ngược lại, một số nghiên cứu khác ở người chỉ ra rằng, ở hầu hết các loại ung thư, không có mối liên hệ giữa acrylamide và nguy cơ ung thư. Một số nghiên cứu khác cho thấy acrylamide làm tăng nguy cơ gây ung thư tử cung, tuy nhiên bằng chứng đưa ra chưa đủ thuyết phục và còn mâu thuẫn. Do vậy, kết luận chưa hẳn là chính xác. Ngay cả công nhân trong ngành thực phẩm có mức độ tiếp xúc acrylamide cao gấp hai lần người bình thường cũng chưa thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn.
Mặc dù chưa thấy mối liên quan với ung thư thông qua các nghiên cứu trên con người, các nhà khoa học tại Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) và Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm ở Anh (FSA) nghiên cứu lượng acrylamide mà con người tiếp xúc thông qua chế độ ăn uống và đã kết luận lượng acrylamide quá cao, có khả năng tương tác với DNA, dựa trên bằng chứng từ động vật.
Vì vậy, FSA thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng: “Go for Gold”, nhằm giúp mọi người biết cách giảm thiểu tiếp xúc với acrylamide khi chế biến thức ăn tại nhà.
Hãy tham khảo chế độ ăn dinh dưỡng – tránh các loại thực phẩm giàu năng lượng với lượng acrylamide cao như khoai tây chiên, bánh quy, vì có thể giúp bạn giảm mức độ tiếp xúc với acrylamide cũng như hạn chế tăng cân.

Cơ quan EFSA và FSA khuyến cáo khi chiên, nướng, hay quay thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây và bánh mì nên giữ màu vàng nhạt, vì thời gian và nhiệt độ chế biến quyết định lượng acrylamide được tạo ra.
(Ảnh: Sưu tầm)
2. Chất làm ngọt nhân tạo
Có vô vàn các loại đồ ăn, thức uống dùng chất làm ngọt nhân tạo. Vì vậy, mặc dù trước đây đã có nhiều câu hỏi đặt ra về mức độ an toàn khi dùng chất làm ngọt nhân tạo sau khi thực hiện nghiên cứu ban đầu trên động vật, các nghiên cứu ở người đã đưa ra bằng chứng mạnh rằng chất làm ngọt nhân tạo không làm tăng nguy cơ ung thư.

Những chất làm ngọt nhân tạo được nghiên cứu nhiều nhất gồm có: saccharin và aspartame.
(Ảnh: Sưu tầm)
Saccharine bắt đầu trở thành mối lo ung thư từ sau các nghiên cứu năm 1980, cho thấy chất này gây ung thư bàng quang ở chuột. Hiện nay, chúng ta biết rằng những ảnh hưởng đó chỉ có ở chuột, không liên hệ đến con người. Mặc dù vậy, do điều này chưa được làm rõ vào thời điểm đó, Chính phủ Canada đã cấm dùng Saccharin và Chính phủ Mỹ cảnh báo về nguy cơ có thể gây ung thư của Saccharin. Ngoài ra, các nghiên cứu trên con người cho thấy Saccharin không liên quan đến ung thư bàng quang.
Người ta cũng lo lắng về chất làm ngọt aspartame vào giữa những năm 1990 và năm 2006. Vào giữa những năm 1990, một bài báo công bố rằng chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến việc tăng tỉ lệ ung thư não, tuy nhiên bài báo này thiếu cơ sở khoa học và nhiều nghiên cứu sau này đã chỉ ra aspartame an toàn đối với con người. Vào năm 2006, một nghiên cứu khác trên loài chuột cho thấy aspartame có nguy cơ gây ung thư. Trái lại, cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) thấy rằng nghiên cứu trên có một vài thiếu sót lớn và đã kết luận aspartame không làm tăng nguy cơ ung thư nếu dùng dưới mức khuyến nghị. Ngay với đối tượng tiêu thụ nhiều thức ăn ngọt, lượng aspartame cũng chỉ ở dưới mức khuyến nghị.
Ngày nay nhiều nghiên cứu ở người đưa ra bằng chứng đầy thuyết phục rằng chất làm ngọt nhân tạo không làm tăng nguy cơ ung thư. Điển hình một nghiên cứu đã thực hiện với hơn nửa triệu người và cho thấy aspartame không làm tăng nguy cơ ung thư bạch cầu, ung thư hạch và ung thư não.
Tất cả các chất làm ngọt đều được kiểm soát và kiểm tra chặt chẽ bởi cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu. Không có bằng chứng cho thấy chất làm ngọt liên quan đến nguy cơ ung thư.
3. Trà xanh
Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa trà xanh và nguy cơ ung thư. Những kết quả từ các nghiên cứu trên con người cho thấy không có bằng chứng cụ thể là trà xanh có thể làm giảm nguy cơ hầu hết các loại ung thư như ung thư tuyến tụy, ung thư phổi, ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, ruột, tuyến giáp, gan, nội mạc tử cung, hầu họng, bàng quang, khoang miệng, buồng trứng, thận hoặc ung thư thực quản…

Trà xanh chứa hàm lượng lớn chất catechins. Catechins có nhiều trong trà xanh hơn trà đen.
(Ảnh: Sưu tầm)
Trong khi các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy catechins có thể ngăn sự phát triển của tế bào ung thư và hoạt động của các hóa chất gây ung thư, các nghiên cứu ở người chưa cho thấy bằng chứng cụ thể về mối liên quan giữa trà xanh và nguy cơ ung thư.
4. Thuốc trừ sâu và thực phẩm hữu cơ
Thuốc trừ sâu được dùng rộng rãi trong nông nghiệp. Nếu dùng với lượng thuốc cao có thể gây ung thư ở động vật, nhưng lượng thuốc có trong thực phẩm tiêu dùng được quy định chặt chẽ để đảm bảo dưới liều lượng quy định. Tại Anh, cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm có trách nhiệm về an toàn thực phẩm, đồng thời cho thấy lượng thuốc dư trong cung cấp thực phẩm không gây ra mối lo ngại đáng kể cho sức khỏe con người.
Nhìn chung, trái cây và rau củ có chứa lượng thuốc trừ sâu thấp, nhưng cũng chưa có bằng chứng cụ thể nếu dùng những loại thực phẩm trên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ở con người. Ngoài ra, thực phẩm hữu cơ đã được chứng minh là không thường dùng thuốc trừ sâu và không có nguy cơ gây ung thư.
Thực tế, trái cây và rau củ đóng vai trò quan trọng đối với một chế độ dinh dưỡng, vì nó cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vì vậy, ăn đa dạng các loại rau củ quả có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Nông dân và công nhân nông nghiệp

Một số bằng chứng cho thấy những người như nông dân và công nhân nông nghiệp thường tiếp xúc với lượng thuốc trừ sâu cao hơn các ngành nghề khác, từ đó nguy cơ mắc ung thư cũng có vẻ cao hơn.
(Ảnh: Sưu tầm)
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) chỉ ra rằng nếu thường xuyên phun thuốc trừ sâu “có thể” làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, bằng chứng về tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể gây ung thư không đủ thuyết phục để đưa ra kết luận chính xác, hoặc chỉ đề xuất nguy cơ có thể xảy ra.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu khá khó khăn, vì số người tiếp xúc với thuốc hằng ngày là rất ít và rất khó để đo lường chính xác mức độ tiếp xúc với thuốc của một người.
Ở trên toàn thế giới, Tổ chức y tế thế giới (WHO), Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu và Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe thường xuyên giám sát và quy định việc dùng thuốc trừ sâu ở mức độ cho phép để bảo vệ sức khỏe cho công nhân và cộng đồng.
Theo như nghiên cứu, một số loại thuốc trừ sâu như DDT và lindane rất nguy hiểm và bị cấm sử dụng bởi Cơ quan quản lý.
5. Glyphosate
Glyphosate , thành phần chính trong Roundup – một loại thuốc diệt cỏ dại phổ rộng, được dùng rộng rãi trong nông nghiệp và công tác làm vườn.
Một số bằng chứng cho thấy khi tiếp xúc với lượng glyphosate cao có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc một số loại ung thư. Tuy nhiên, khi con người tiếp xúc với lượng thuốc diệt cỏ thấp, chẳng hạn chỉ dùng trong việc làm vườn thì không có kết luận rõ ràng .
6. Đậu nành
Các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành, chứa nhóm chất isoflavone – hay gọi là oestrogen có nguồn gốc từ thực vật và có những hoạt tính giống như oestrogen của con người nhưng yếu hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy isoflavone có thể hoạt động tương tự như chức năng hooc-môn oestrogen của con người. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng isoflavone có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nội tiết tố.
Thực tế, nghiên cứu ở con người về tác dụng của đậu nành chưa rõ ràng. Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu đậu nành có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nhưng kết luận chưa hẳn chính xác. Ngoài ra, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về mối liên hệ giữa đậu nành và các loại bệnh ung thư khác.
Các nghiên cứu thí nghiệm tác dụng của đậu nành đối với nguy cơ ung thư được thực hiện ở các nước châu Á, vì họ thường chế biến món ăn với đậu nành hơn các nước ở phương Tây. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm về mối liên hệ giữa đậu nành và bệnh ung thư.
10. Siêu thực phẩm
“Siêu thực phẩm” là những loại thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, đồng thời giúp bạn luôn thấy tràn đầy năng lượng, điển hình như: việt quất, súp lơ, mâm xôi, trà xanh,v.v… có thể giúp ngăn ngừa, cải thiện chức năng cơ thể và nâng cao khả năng tự chữa lành nhiều loại bệnh, gồm cả bệnh ung thư.
“Siêu thực phẩm” thực ra chỉ là một thuật ngữ tiếp thị quảng bá cho các loại thực phẩm với các lợi ích sức khỏe được cho là vượt trội hơn các thực phẩm cùng loại. Theo dinh dưỡng khoa học, một chế độ đa dạng các nhóm chất và đầy đủ dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nếu chỉ dùng một loại thực phẩm duy nhất thì không đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe.
Theo như nghiên cứu đã chứng minh, các loại siêu thực phẩm chứa những chất tự nhiên có tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người như: chống oxy hóa, cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu. Điều này chính xác vì các loại siêu thực phẩm có chứa những thành phần như trên có thể tác động, tiêu diệt và ngăn các tế bào ung thư phát triển. Mặc dù vậy, thực phẩm thường chứa rất nhiều hợp chất khác nhau và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thường sử dụng một hợp chất đã được tinh lọc từ một loại thực phẩm. Điều này có nghĩa là, nếu nhà nghiên cứu muốn kiểm chứng hoạt tính của chất chống oxy hoá trong việt quất (blueberry), họ sẽ dùng dạng tinh khiết của chất đó hơn là việt quất nguyên trái.
Một chế độ dinh dưỡng được xây dựng bởi hàng trăm các loại thực phẩm khác nhau với hàng ngàn chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy, khi nghiên cứu riêng lẻ từng chất trong ống nghiệm, các chất này sẽ hoạt động khác so với khi chúng ta ăn trực tiếp.
Liều lượng có thể cho ra kết quả khác nhau. Thông thường, các nhà nghiên cứu phải thí nghiệm lượng lớn các hợp chất tinh khiết để thấy rõ tác dụng. Thực tế, liều lượng trên cao hơn mức độ mà chúng ta thật sự dùng. Vì vậy, cho dù bạn ăn rất nhiều cũng không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
11. Cà chua

Lycopene có trong cà chua là một chất chống oxy hóa, có thể tiêu diệt các gốc tự do. Lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà chỉ bổ sung qua đường ăn uống như các sản phẩm từ cà chua tươi đến dạng đóng hộp, nước ép hay sốt.
(Ảnh: Sưu tầm)
Các nghiên cứu trên con người có những kết luận không rõ ràng liệu rằng lycopene có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm để có những kết luận chính xác.
Mặc dù vậy, ăn cà chua mỗi ngày cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người vì nó chứa nguồn vitamin A, C, E dồi dào.
12. Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
Thực phẩm bổ sung vitamin sẽ không có nhiều lợi ích bằng việc ăn trực tiếp các loại thực phẩm tươi. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng trái cây, rau củ, vitamin và các chất dinh dưỡng sẽ tương tác qua lại với các chất bổ sung để phát huy tác dụng tối ưu cho sức khỏe. Thực chất, chất bổ sung có hiệu quả thấp hơn.
Một số thử nghiệm nghiên cứu những ảnh hưởng của thực phẩm bổ sung đối với nguy cơ gây ung thư và cho thấy khi dùng với liều rất cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tổ chức Cochrane đã xem xét lại những kết luận của năm 2008, cập nhật vào năm 2012 và hiện nay đã có tổng cộng 78 kết quả thử nghiệm về thực phẩm bổ sung vitamin. Dựa vào những kết quả trên cho thấy thực phẩm bổ sung không có tác dụng kéo dài tuổi thọ của con người.
Một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học, đa dạng các loại trái cây và rau củ là cách tốt nhất mà chúng ta có thể cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Mặc dù một số người được khuyên dùng thực phẩm bổ sung trong những giai đoạn cần thiết, thực phẩm bổ sung không thể thay thế hoàn toàn một chế độ dinh dưỡng. Chẳng hạn như bác sĩ thường khuyên phụ nữ có kế hoạch mang thai nên uống 400mg axit folic mỗi ngày.

Đối với các nhóm đối tượng như: dưới 5 tuổi hoặc trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, có làn da sẫm màu, thường xuyên ở nhà, hoặc phải che kín cả người do tôn giáo hoặc văn hóa được khuyên là nên sử dụng thêm thực phẩm cung cấp vitamin D vì họ có nguy cơ thiếu hụt vitamin D cần thiết cho cơ thể. Hoặc ở những nước có mùa thu và mùa đông kéo dài, Chính phủ thường khuyên người dân nên bổ sung thêm vitamin D.
Mời bạn xem thêm:
Cập nhật ngày: 26/05/2020
Tham khảo nguồn: Food controversies
Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm