• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Những nguyên nhân gây béo phì

SCI Writer /

Những nguyên nhân gây béo phì

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Gia Phụng, Trần Anh Thư, Trần Lý


(SCI Blog) – Bạn có biết:
– Lượng calo nạp vào từ đồ ăn, thức uống cao hơn lượng calo đốt cháy thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và thể dục thể thao là nguyên nhân chủ yếu gây béo phì và thừa cân.
– Ngày nay thế giới và môi trường sống xung quanh ta khiến cho những lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe trở nên khó khăn.
– Những lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe rất quan trọng đối với gia đình và chính bạn, nhưng chúng ta có thể thực hiện dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Ngày nay tình trạng béo phì càng phổ biến, nguyên nhân do đâu?

Béo phì – một vấn đề phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau, và một trong những nguyên nhân chủ yếu là cuộc sống xung quanh chúng ta.

Chúng ta lầm tưởng có thể kiểm soát được những thực phẩm mà mình ăn vào, nhưng thật sự thực phẩm đang ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng ta đôi khi không hay biết. Khi ở nơi làm việc, nhà hàng hay siêu thị, thực phẩm không tốt cho sức khoẻ là lựa chọn rẻ và tiện lợi nhất vì luôn có sẵn để chọn lựa. Do vậy, tăng cân rất dễ xảy ra.

Ngày nay thực phẩm thì rẻ, đa dạng, hương vị thơm ngon và cũng chứa nhiều calo hơn trước, quảng cáo và tiếp thị sản phẩm lại hấp dẫn hơn. Điển hình như: các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe thường được quảng cáo rầm rộ với giá ưu đãi và được trưng bày trong các cửa hàng để đánh mạnh vào thị hiếu người tiêu dùng. Buôn bán đồ ăn, thức uống – một hình thức kinh doanh lớn với hàng triệu đô la được chi hằng năm, có tác động tiêu cực đến chế độ ăn uống ngày càng không lành mạnh, được goi là “môi trường gây béo phì” – nơi mà việc ăn uống tốt cho sức khỏe trở nên khó hơn bao giờ hết.

Quảng cáo đồ ăn tác động đến trẻ em ra sao?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em là đối tượng chủ yếu mà các công ty quảng cáo đồ ăn vặt nhắm đến và kèm theo đó là nguy cơ béo phì và thừa cân ngày càng cao.

Quảng cáo đồ ăn vặt thường xuất hiện đến 9 lần mỗi giờ vào thời gian xem cao điểm của trẻ em.Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên nghĩ đến quảng cáo đồ ăn có thể nạp thêm gần 350 calo mỗi tuần và 18000 calo mỗi năm.

Mời bạn xem thêm:

Hạn chế quảng cáo thức ăn vặt

Mặc dù việc các công ty quảng cáo đồ ăn nhắm đến trẻ em không phải là nguyên nhân duy nhất, điều này có ảnh hưởng đến tình trạng béo phì ở trẻ em. Số liệu NHS cho thấy mức độ trẻ em béo phì ở Anh chiếm tỉ lệ cao nhất trong bảng khảo sát.

Hãy là người tiêu dùng thông minh 

– Viết danh sách mua sắm và lên kế hoạch cho các bữa ăn

Dành ít thời gian mỗi tuần để viết danh sách mua sắm và lên kế hoạch cho các bữa ăn. Chỉ với mẹo nhỏ này, bạn sẽ mua được các loại thực phẩm dinh dưỡng, tránh mua sắm vội vã hay mua sắm ở các cửa hàng tiện lợi.

– Không mua sắm khi bụng đang đói

Ăn ít trái cây khi trên đường đến siêu thị có thể giúp bạn tránh mua thêm đồ ăn vặt.

– Xem kỹ thông tin nhãn hiệu sản phẩm

 Hướng dẫn mua sắm:

Một số meo hướng dẫn kế hoạch đi chợ để có một bữa ăn cân bằng lượng chất béo (Ảnh: Cancer Research UK)

Dựa trên thông tin từ Cơ quan thực phẩm tiêu chuẩn

 – Hãy ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu. Ăn thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên cám hay yến mạch sẽ giúp bạn no lâu với ít năng lượng hơn.

Khi một bữa ăn đầy đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng như trên thì bạn dễ dàng loại bỏ các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Mời bạn tham khảo bài viết cùng chủ đề:

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có khả năng giảm nguy cơ ung thư!
Sống hòa hợp với diện mạo mới

Cập nhật ngày: 19/12/2020
Tham khảo nguồn: What causes obesity?

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Ngoại Hình, Chăm Sóc Thể Chất, Sức Khỏe Đường Tiêu Hóa Tagged With: béo phì, Ngừa ung thư

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative