• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Lưu Ý Hậu Phẫu Thuật (P2): Những Ngày Đầu Sau Phẫu Thuật

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Lược dịch: Văn Đức Huy – Trần Lý – Anh Thư – Đức Hạnh – Ngọc Hạnh


Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ khi vừa tỉnh dậy sau phẫu thuật. Một ống dẫn lưu sẽ được đặt để dẫn lưu dịch ra ngoài.  Bác sĩ sẽ đặt một ống truyền dịch để cung cấp dinh dưỡng và một ống thông tiểu đến khi bạn có thể sinh hoạt lại bình thường. Việc kiểm soát cơn đau hậu phẫu cũng rất quan trọng. Cơn đau sẽ giảm dần cùng với vết thương đang lành của bạn.

Lưu Ý Hậu Phẫu Thuật (P1): Ngay Sau Phẫu Thuật

Biết được những gì sẽ xảy ra trong những ngày đầu sau quá trình phẫu thuật gây mê sẽ khiến người bệnh đỡ lo lắng hơn.

Khi vừa phẫu thuật xong

Bạn thường cảm thấy buồn ngủ, trạng thái buồn ngủ và thời gian hồi phụ tùy thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện, cũng như hình thức và thời gian gây mê. Mức độ tỉnh táo của mọi người khác nhau sau một cuộc phẫu thuật.

Một số người cảm thấy ổn, nhưng một số người khác lại cảm thấy:

  • Chếnh choáng
  • Lạnh
  • Ốm yếu
  • Một chút bối rối
  • Buồn
  • Lo lắng
  • Muốn khóc

Trong lần đầu trở lại phòng bệnh, các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ tiếp tục kiểm tra bạn trong vòng 15 phút ngay sau đó. Sau đó họ sẽ kiểm tra bạn ít thường xuyên hơn khi bạn hồi phục, khoảng mỗi 4 giờ trong vòng vài giờ sau . Những kiểm tra bao gồm đo huyết áp, mạch, nhiệt độ và vết mổ.

Khi vết mổ được băng lại, bạn có thể được gắn ống dẫn lưu để đưa dịch tích tụ ra ngoài.

Bạn sẽ được truyền dịch để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho đến khi có thể ăn uống bình thường. Bạn cũng có thể được đặt một ống thông tiểu vào bàng quang  cho đến khi bạn có thể tiểu lại bình thường.

Kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật

Cơn đau thường được kiểm soát rất tốt sau phẫu thuật. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ cho bạn thuốc giảm đau dạng truyền, dạng viên hoặc dạng dung dịch nếu bạn cần.

Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể được tiêm gây tê gần vết mổ (ức chế thần kinh). Hình thức này kiểm soát cơn đau rất hiệu quả. Cũng có thể gắn một đầu bơm vào đường truyền tĩnh mạch để bạn có thể tự truyền thuốc cho mình nếu cần (bơm truyền kiểm soát đau PCA).

Việc kiểm soát tốt cơn đau rất quan trọng, vậy nên hãy báo lại với điều dưỡng nếu bạn thấy đau nhiều. Bên cạnh việc giúp bạn cảm thấy thoải mái, thuốc giảm đau còn giúp bạn có thể đi lại và hít thở tốt, giúp ích cho việc hồi phục. Cơn đau sẽ giảm dần cùng với vết thương đang lành của bạn.

Những vấn đề có thể xảy ra sau phẫu thuật

Có một số vấn đề có thể xảy ra sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hãy luôn tin rằng các bác sĩ và điều dưỡng sẽ làm những điều tốt nhất để tránh biến chứng cho bạn. Những vấn đề đó bao gồm:

Nhiễm trùng vết thương

Bạn có thể sử dụng kháng sinh qua đường truyền tĩnh mạch để giúp ngăn nhiễm trùng. Nhưng một khi bạn có thể ăn và uống, bạn có thể sử dụng thuốc ở dạng viên.

Bạn cũng cần có ống dẫn lưu gần vết thương để ngăn dịch tích tụ tại vết mổ. Điều này rất quan trọng ngay cả khi bạn cảm thấy đau hoặc không thoải mái, vì nếu để dịch tích tụ bạn có thể bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng hô hấp 

Sau cuộc phẫu thuật, hãy đứng dậy và tập đi càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp. Một bác sĩ vật lý trị liệu hoặc điều dưỡng có thể chỉ cho bạn luyện tập cách hít thở.

Đông máu

Đứng dậy và đi lại ngay khi có thể sau cuộc phẫu thuật sẽ giúp phòng ngừa máu đông. Chuyên gia vật lý trị liệu hoặc điều dưỡng có thể chỉ cho bạn các bài tập vận động chân và đưa cho bạn vớ ép y khoa để bạn mang khi nằm trên giường.

Điều dưỡng có thể cho bạn một liều tiêm dưới da để giảm nguy cơ đông máu. Sau một số phẫu thuật, bạn có thể tiêm mũi này trong vòng 4 tuần. Trước khi trở về nhà, điều dưỡng có thể chỉ cho bạn cách tự tiêm thuốc hoặc một điều dưỡng địa phương sẽ đến nhà để tiêm cho bạn.

Xem Phụ Đề

Các bài tập về hô hấp và tuần hoàn sau phẫu thuật

Phụ đề: Những bài tập này giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp  hoặc hình thành cục máu đông ở chân sau phẫu thuật. Những vấn đề thường xuất hiện khi bạn không đi lại nhiều như bình thường.

Bạn có thể thực hiện các bài tập hít thở này khi ngồi lên ghế, trên giường hoặc trong khi nằm.

Thả lỏng vai và ngực trên.

Hít một hơi thật chậm, sâu, thoải mái và giữ trong vài giây, rồi từ từ thở ra.

Lặp lại 3 lần

Bạn có thể bắt đầu những bài tập hít thở này ngay khi bạn tỉnh lại sau hôn mê. Bạn nên cố gắng thực hiện chúng mỗi giờ khi bạn thức cho đến khi bạn có thể hoàn toàn có thể vận động đi lại.

Nếu bạn cần ho, hỗ trợ vết thương của bạn bằng cách ôm một cái gối hoặc cuộn một chiếc khăn lên.

Người phụ nữ: [Ho]

Phụ đề: Nếu bạn đang vật lộn để làm sạch đờm, hãy thử một cú huých. Đây là lúc bạn thở ra ngắn, mạnh như thể bạn đang cố gắng hà hơi lên một chiếc gương.

Bạn nên di chuyển càng sớm càng tốt sau phẫu thuật. Nhưng ngay cả khi bạn không di chuyển, hãy cố gắng giữ cho đôi chân của bạn di chuyển để khuyến khích lưu thông tốt hơn.

Bạn có thể thực hiện các bài tập này trên giường hoặc trên ghế.

Bạn tập mỗi chân 1 lần,  đưa ngón chân ra xa bạn, kéo ngón chân về phía cằm của bạn. Cố gắng thực hiện cả 10 ngón ít nhất 2 đến 3 lần một giờ.

Bài tập tiếp theo là xoay mắt cá chân của bạn. Một lần theo chiều kim đồng hồ và sau đó ngược chiều kim đồng hồ. Lặp lại 10 lần  với mỗi mắt cá chân từ 2 đến 3 lần một giờ.

Ăn uống lại bình thường

Thời điểm bạn có thể ăn uống trở lại phụ thuộc vào loại phẫu thuật bạn được thực hiện. Phần lớn mọi người có thể ăn uống ngay trong ngày thực hiện phẫu thuật. Bạn không thể ăn cho đến ngày tiếp theo trong trường hợp bạn thực hiện một số phẫu thuật như phẫu thuật đường ruột bởi vì ruột của bạn cần thời gian để bắt đầu hoạt động trở lại.

Khi có thể trở lại ăn uống bình thường, bạn nên bắt đầu từ từ. Điều dưỡng có thể đề nghị bạn uống từng ngụm nước ngay khi bạn hoàn toàn tỉnh táo và sau đó tăng lên dần . Họ sẽ nói bạn biết khi nào bạn có thể ăn, uống và cái gì bạn có thể ăn và uống. Họ có thể cho bạn uống sản phẩm giàu carbohydrate để cung cấp năng lượng và giúp bạn hồi phục.

Thức dậy và vận động

Việc bạn có thể rời khỏi giường và đi lại xung quanh nhanh thế nào phụ thuộc vào loại phẫu thuật thực hiện. Đối với nhiều loại phẫu thuật, bạn có thể thức dậy ngay ngày hôm đó hoặc ngày hôm sau. Điều dưỡng và chuyên gia vật lý trị liệu sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể đứng dậy. Họ sẽ giúp nếu bạn không thể tự mình di chuyển.

Sẽ rất tốt khi bạn đi lại ngay khi có thể. Điều đó sẽ giúp bạn hồi phục và giảm cơ hội phát sinh những vấn đề khác như nhiễm trùng hô hấp hoặc đông máu.

Gặp gỡ người thân

Gặp gỡ người thân sau phẫu thuật có thể làm bạn mệt mỏi. Nhưng ngay khi bạn cảm thấy tốt hơn, hãy để người thân vào thăm bạn.

Sẽ tốt hơn nếu bạn báo trước cho người thân về những đường truyền tĩnh mạch, ống thông hay ống dẫn lưu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em.

Lưu Ý Hậu Phẫu Thuật (P3): Trở Về Nhà Sau Phẫu Thuật

Cập nhật 14/09/2019
Tham khảo 
The first few days after surgery

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Kiến Thức Ung Thư, Phẫu Thuật Tagged With: Kiến Thức Ung Thư, Phẫu thuật

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative