• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Nguyên Nhân Trầm Cảm Trong Ung Thư

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Đức Hạnh, Hoàng Khang, Lê Khương


(SCI Blog) – Khi mắc ung thư, bạn có thể dễ rơi vào trầm cảm nên cần thiết tìm hiểu về nguyên nhân gây ra trầm cảm. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm: (1) sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não, (2) sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, hoặc (3) tiền sử trầm cảm trong gia đình.

nguyên nhân trầm cảm
Đôi khi chẩn đoán mắc ung thư cũng đủ khiến một số bệnh nhân rơi vào trầm cảm – Ảnh: Harvard Health

Trầm cảm có nhiều nguyên nhân. Đối với một số bệnh nhân, khi chẩn đoán mắc ung thư cũng đủ khiến họ rơi vào trầm cảm. Ngoài ra, các sự kiện khác trong đời cũng có thể dẫn đến trầm cảm như sự mất mát thành viên trong gia đình, lục đục trong mối quan hệ, sinh con, mất việc.

Sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não

Trầm cảm có liên quan đến sự mất cân bằng các hóa chất thần kinh trong não. Thường là do sự thay đổi mức độ các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters).

Chất dẫn truyền thần kinh truyền thông tin từ não đến các tế bào thần kinh. Những chất dẫn truyền thần kinh phổ biến liên quan đến trầm cảm là serotonin, norepinephrine và dopamine.

Sự mất cân bằng các hoá chất thần kinh trong não có thể dẫn tới trầm cảm – Ảnh: Beyond Words Publishing

Sự mất cân bằng có thể bị kích hoạt bởi một sự kiện liên quan đến thể chất hoặc cảm xúc (tâm lý) trong cuộc sống của bạn. Đôi khi khó mà biết được nguyên nhân thực sự là do thể chất hay cảm xúc, thường thì do cả hai.

Những căn bệnh dẫn đến trầm cảm

Một số căn bệnh nghiêm trọng như ung thư và Parkinson có khả năng gây trầm cảm cao hơn những căn bệnh khác.

Những ảnh hưởng về mặt thể chất của căn bệnh

Bác sĩ nghĩ rằng trầm cảm gây ra bởi những ảnh hưởng về mặt thể chất chứ không phải những ảnh hưởng về mặt cảm xúc. Một số căn bệnh nghiêm trọng như nhau không dẫn đến mức độ trầm cảm tương tự nhau. Nguyên nhân vẫn chưa được lý giải hoàn toàn.

Sự thay đổi nồng độ hormone

Đối với một số người, sự thay đổi nồng độ hormone có thể dẫn đến trầm cảm. Nồng độ hormone thấp trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể gây ra trầm cảm.

Nồng độ hormone thấp sau điều trị một số loại ung thư hay trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể gây ra trầm cảm – Ảnh: Medical News Today

Nhiều phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng đến nồng độ hormone, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung
  • Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tiền sử trầm cảm trong gia đình

Hiện nay chúng ta đã hiểu rõ hơn tại sao một số người dễ bị trầm cảm hơn những người khác. Một trong số các lý do là tiền sử gia đình.

Nếu bạn có một người họ hàng thân thiết bị trầm cảm, bạn cũng sẽ dễ bị trầm cảm khi đối mặt với căng thẳng.

Đôi khi sự thay đổi chất dẫn truyền thần kinh trong não dẫn đến trầm cảm là một tình trạng kéo dài. Điều này có nghĩa là sau khi hồi phục khỏi trầm cảm, bạn sẽ dễ bị trầm cảm trong tương lai.

Mời bạn xem thêm:

Thuốc Chống Trầm Cảm – Những Điều Cần Biết

Cập nhật 27/06/2019
Tham khảo
Causes of depression

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư Tagged With: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative