Dịch thuật: Anh Thư, Đức Hạnh
(SCI Blog) – Đổ mồ hôi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc điều trị ung thư.
Đổ mồ hôi khá phiền toái, thậm chí khiến bạn lúng túng nếu bạn ở trong một tình huống giao tiếp xã hội. Đổ mồ hôi gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh ung thư, sự nhiễm trùng, thay đổi hormone hoặc do thuốc điều trị ung thư.
Bác sĩ có thể giúp bạn kê toa thuốc để kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi.
Tại sao chúng ta đổ mồ hôi?
Đổ mồ hôi là cách cơ thể chúng ta giữ mát. Chúng ta có các tuyến mồ hôi trên da ở hầu hết các bộ phận của cơ thể. Tuyến mồ hôi nằm trong lớp da gọi là lớp hạ bì. Các tế bào thần kinh trong lớp hạ bì kiểm soát việc tiết mồ hôi.

Chúng ta có thể không nhận ra, nhưng cơ thể ta thực sự liên tục đổ mồ hôi. Lượng mồ hôi chúng ta tiết ra phụ thuộc vào:
- Các hoạt động của cơ thể;
- Trạng thái cảm xúc;
- Nhiệt độ xung quanh cơ thể.
Chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn khi:
- Nhiệt độ cao;
- Tập thể dục;
- Cơ thể tức giận hoặc lo sợ;
- Cơ thể trải qua giai đoạn tiền mãn kinh (chỉ đối với phụ nữ);
- Bị bệnh;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây đổ mồ hôi.
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi
Khi bạn bị ung thư, những thứ có thể gây ra mồ hôi bao gồm:
Sự nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mồ hôi ở những người bị ung thư. Nhiễm trùng có thể khiến nhiệt độ cơ thể cao hơn, do đó cơ thể đổ mồ hôi để hạ nhiệt. Điều trị nhiễm trùng có thể kiểm soát hoặc giúp ngừng đổ mồ hôi.
Mời bạn xem thêm:
Ung thư
Một số loại ung thư khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn các dạng khác, bao gồm:
- U lympho không Hodgkin;
- Ung thư hạch;
- Khối u carcinoid;
- Bệnh bạch cầu;
- Ung thư trung biểu mô;
- Ung thư xương;
- Ung thư gan.
Những người bị ung thư tiến triển của bất kỳ loại nào cũng dễ bị đổ mồ hôi.
Thay đổi hormone
Sự thay đổi nồng độ hormone có thể gây ra bốc hỏa và đổ mồ hôi. Nồng độ hormone có thể thay đổi do ung thư, hoặc do điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp hormone.
Điều trị ung thư vú có thể đưa phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh sớm. Đối với một số phụ nữ, điều này gây ra bốc hỏa và đổ mồ hôi. Phụ nữ đã mãn kinh có thể bị nóng bừng một lần nữa khi họ bắt đầu điều trị bằng hormone.
Đàn ông có thể bị bốc hỏa và đổ mồ hôi khi họ điều trị hormone cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt vì lượng testosterone trong cơ thể bị giảm sút.
Nghiên cứu gần đây đang giúp các nhà khoa học hiểu lý do tại sao sự thay đổi nồng độ hormone giới tính gây ra bốc hỏa và đổ mồ hôi. Những nghiên cứu này khá cần thiết để tìm ra hướng điều trị tốt hơn cho các triệu chứng trên.
Mời bạn xem thêm một số tác dụng phụ khác của Liệu pháp Hormone:
Thuốc trị ung thư

Đổ mồ hôi và bốc hỏa có thể là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị bằng thuốc, bao gồm hóa trị và morphin.
(Ảnh: Sưu tầm)
Cập nhật ngày: 31/10/2020
Tham khảo nguồn: Causes of sweating
Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm