Dịch thuật: Quách Phương Đông, Trần Hoàng Khang, Phan Thị Hiếu.
(SCI Blog) – Một lối sống tích cực giúp sức khỏe của chúng ta cải thiện. Vận động không những giúp duy trì một cân nặng ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư ruột. Đó là các hoạt động giúp bạn làm ấm cơ thể, tăng nhịp tim như đi bộ nhanh, đạp xe, trồng cây, bơi lội… Nếu bạn có khó khăn trong việc vận động, hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất.
- Bạn có thể thực hiện một số hoạt động mỗi ngày để cuộc sống trở nên tích cực hơn, chẳng hạn như đi bộ hay làm việc nhà.
- Những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp bạn sống tích cực hơn.
- Không bao giờ là quá muộn. Một lối sống tích cực có thể cải thiện sức khỏe của chính mình.
Bên cạnh việc giúp giảm cân cũng như duy trì cân nặng ổn định, vận động còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn hoạt động tích cực thường xuyên, bạn có thể tránh được 2 loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú và ruột.
Mời bạn xem thêm bài viết cùng chủ đề:
I. Nguồn động lực để hoạt động tích cực:
- Biến những thay đổi nhỏ thành các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Chọn thời điểm mà bạn có thể thực hiện thêm các hoạt động như đi bộ, đi xe đạp (mua sắm hay đi làm). Bạn có thể hình thành thói quen khi thực hiện đều đặn về thời gian và lộ trình.
- Đặt mục tiêu và theo dõi kết quả. Ghi chú lại quá trình hoạt động có thể giúp bạn thực hiện những sự thay đổi trong dài hạn.
- Quan tâm đến bạn bè và gia đình nhiều hơn. Điều này có thể khơi dậy và duy trì nguồn động lực trong bạn.
- Đừng quên lý do vì sao bạn bắt đầu. Bạn có thể viết nó xuống hoặc đặt lời nhắc hàng tuần trên điện thoại của mình.
II. Các hình thức hoạt động thể lực:
Theo khuyến nghị, bạn nên vận động ít nhất 2 tiếng 30 phút (khoảng 150 phút) với một cường độ vừa phải mỗi tuần để có sức khỏe ổn định.
Hoạt động vừa phải giúp bạn làm ấm cơ thể, thở gấp và tăng nhịp tim. Chỉ với 10 phút mỗi lần, và bạn có thể tăng dần sau mỗi tuần.
III. Bạn có nên hạn chế ngồi lâu?
Hiện nay, chưa có bất kì bằng chứng khoa học nào cho thấy ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Hầu hết các nghiên cứu chưa đánh giá đầy đủ sự ảnh hưởng của cân nặng và hoạt động thể chất.
Tuy nhiên, nếu bạn ngồi quá lâu ở nhà hoặc tại nơi làm việc, bạn cần nghỉ ngơi một chút với một tách trà, làm một chút việc nhà hoặc đi bộ nhẹ nhàng.
IV. Những khó khăn khi hoạt động thể lực:
Một số người thấy khó duy trì việc hoạt động thể chất thường xuyên bởi một vài lý do, có thể là vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một vài điều bạn có thể thực hiện để đơn giản hóa vấn đề:
- Trao đổi với bác sĩ. Bạn có thể thảo luận về những phương pháp phù hợp nhất cũng như những điều nên tránh.
- Tập luyện theo lộ trình phù hợp. Bạn có thể thử bắt đầu với các hoạt động cường độ thấp như bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước, yoga và thái cực quyền. Bạn có thể hoạt động nhiều lần trong ngày hoặc tuần nếu bạn cảm thấy khó khăn khi làm nhiều việc trong một lần.
- Hãy thử các hoạt động thể chất khác nhau. Tìm một hoạt động phù hợp với bạn. Nếu bạn muốn tham gia một lớp học, hãy nói chuyện với người hướng dẫn trước về bất kỳ sự hỗ trợ nào bạn có thể cần.
Bên cạnh đó, các chiến binh K cũng có thể tham khảo Dự án Lớp Yoga miễn phí hàng tuần cho bệnh nhân ung thư của Tổ chức Sáng kiến Ung thư Muối – Salt Cancer Initiative (SCI), với sự hỗ trợ địa điểm của Elite Fitness, Vyoga World, Olympia Fitness Center & OM Yoga Center, dự án hiện có 10 lớp tổ chức tại 6 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Huế, Thái Bình.
Các kênh thông tin hỗ trợ:
- Hotline: 0387 824 415 – Ms. Trang Trương – Quản lý dự án Yoga của SCI toàn quốc.
- Chuỗi bài tập Yoga online cho bệnh nhân ung thư của SCI trên Youtube: http://bit.ly/SCI_Yogachobenhnhanungthu
- Fanpage SCI: https://www.facebook.com/saltcancerinitiative
- Email: [email protected]
Cập nhật ngày: 19/12/2020
Tham khảo nguồn: How can I be more active?
Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm