• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Liệu pháp i-ốt phóng xạ

SCI Writer /

Liệu pháp i-ốt phóng xạ

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Phương Đông, Hoàng Khang, Đức Hạnh, Ngọc Hạnh


(SCI Blog) – Liệu pháp i-ốt phóng xạ có thể sử dụng để điều trị và chẩn đoán một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Ưu điểm của liệu pháp này là tấn công vào các tế bào ung thư đích mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm tuyến nước bọt, buồn nôn, khô và đau cổ… Khi điều trị với liệu pháp i-ốt phóng xạ, cần trao đổi kỹ với bác sĩ về các quy trình an toàn phóng xạ.

Liệu pháp i-ốt phóng xạ là một dạng của xạ trị áp sát cho bệnh ung thư tuyến giáp. Bên cạnh đó, liệu pháp này cũng có thể hỗ trợ chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư và các bệnh khác. Hãy cùng tìm hiểu về cách thức, nguyên lý hoạt động của liệu pháp i-ốt phóng xạ cũng như một số yêu cầu về an toàn bức xạ.

I-ốt phóng xạ là gì?

I-ốt phóng xạ là một loại iốt có tính phóng xạ – I-ốt 131, hay còn được gọi là i-ốt vô tuyến. I-ốt phóng xạ có thể được sử dụng dưới dạng viên nang hoặc dạng lỏng.

Trước khi xạ trị

Bạn có thể được yêu cầu chế độ ăn ít i-ốt trước khi điều trị bằng liệu pháp i-ốt phóng xạ. Bác sĩ chuyên khoa hoặc điều dưỡng cũng có thể yêu cầu bạn thay đổi thuốc nội tiết tố tuyến giáp hoặc các loại thuốc khác trong một thời gian.

Để có một hình ảnh chính xác, rõ nét về tuyến giáp, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp kiểm tra vào ngày điều trị hoặc có thể vài tuần trước đó, trước khi xạ trị với i-ốt phóng xạ.

I-ốt phóng xạ hoạt động như thế nào đối với ung thư tuyến giáp?

I-ốt phóng xạ là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh ung thư tuyến giáp.

Ảnh: Cancer Research UK

Bởi vì i-ốt phóng xạ từ thức uống hoặc viên nang được hấp thụ vào cơ thể và được các tế bào ung thư tuyến giáp thu nhận, ngay cả khi các khối u đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Các bức xạ sau đó sẽ phá hủy các tế bào ung thư.

Quá trình này còn được gọi là liệu pháp trúng đích vì phương pháp điều trị tấn công trực tiếp vào các tế bào ung thư và hầu như không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Điều trị MIBG

I-ốt phóng xạ có thể được gắn vào một hóa chất gọi là MIBG (meta-iodo-benzyl-guanidine). MIBG được sử dụng để điều trị một số loại ung thư, bao gồm:

  • U nguyên bào thần kinh là một khối u hiếm, thường gặp ở trẻ em.
  • U tủy thượng thần là một dạng ung thư ảnh hưởng đến tuyến thượng thận.
  • Khối u carcinoid.

I-ốt phóng xạ gắn vào MIBG có thể được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các dạng u này.

Quy trình an toàn phóng xạ

Điều trị bằng i-ốt phóng xạ có thể khiến cơ thể nhiễm phóng xạ vài ngày sau khi điều trị. Các i-ốt phóng xạ không được hấp thụ bởi các tế bào ung thư tuyến giáp đều được thải ra dưới dạng mồ hôi và nước tiểu.

Các chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết các quy trình an toàn bức xạ bạn cần tuân theo.

Bạn cần uống nhiều nước trong quá trình điều trị nhằm bài tiết lượng i-ốt ra khỏi cơ thể.

Bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên lượng phóng xạ trong cơ thể. Bạn có thể về nhà ngay khi lượng phóng xạ rơi xuống mức an toàn cho những người xung quanh, thường là sau khoảng 4 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian chờ, bạn sẽ phải ở phòng cách ly tại bệnh viện.

Bạn có thể được cung cấp một số bước an toàn để theo dõi trong thời gian tại nhà. Ví dụ, khi bạn tiếp xúc với trẻ em hoặc phụ nữ mang thai. Bác sĩ xạ trị (bác sĩ ung thư lâm sàng), nhà vật lý hoặc y tá chuyên khoa sẽ giải thích điều này cho bạn biết trước khi bạn rời bệnh viện.

Tác dụng phụ của i-ốt phóng xạ

Tác dụng phụ của điều trị i-ốt phóng xạ có thể bao gồm:

  • Viêm tuyến nước bọt
  • Khô miệng và thay đổi khẩu vị
  • Cổ sưng hoặc đau
  • Cảm thấy đỏ mặt
  • Cảm giác ốm (buồn nôn)

Mời bạn xem thêm:

Các Phương Pháp Kiểm Soát Buồn Nôn

Có khả năng dẫn đến suy tuyến giáp trạng. Hãy trao đổi với bác sĩ và thảo luận về thời gian thực hiện kiểm tra này. Bạn thường được xét nghiệm máu 4 tuần sau khi điều trị.

Cập nhật ngày 20/03/2020
Tham khảo nguồn: Radioactive iodine therapy

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Kiến Thức Ung Thư, Uncategorized, Xạ trị Tagged With: Xạ trị

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative