• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Kiểm Soát Sợ Hãi, Hoảng Loạn Và Lo âu

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Trần Anh Thư, Hoàng Khang, Lê Khương


(SCI Blog) – Hãy cùng điểm qua những cách giúp bạn kiểm soát sợ hãi, hoảng loạn hay lo âu của mình trong cuộc chiến chống ung thư và cùng tìm hiểu xem ai sẽ là người hỗ trợ bạn nhé.

Giảm lo lắng

Hầu hết những bệnh nhân ung thư thỉnh thoảng  cảm thấy lo lắng.Bạn an tâm vì lo lắng chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi.

Cảm giác này có thể đến khi bạn chuẩn bị bước vào giai đoạn điều trị hoặc khi bạn nghĩ về việc phải đi đến bệnh viện. Hoặc sau khi đã trị liệu xong và bạn cần quay lại bệnh viện để kiểm tra lại.

Hãy tìm cách để đương đầu với lo lắng

kiểm soát sợ hãi ung thư
Các bài tập hít thở hay thiền định có thể giúp bạn bớt căng thẳng và giảm đi các vấn đề tâm lý.

Trong việc này, quan trọng nhất chính là cách mà bạn muốn giải quyết vấn đề tâm lý. Bạn có thể sẽ muốn: 

  • Đi cùng một người bạn hoặc người thân đến các buổi điều trị
  • Lắng nghe những hỗ trợ, động viên từ phía các y bác sĩ
  • Thực hành những bài tập giúp giảm căng thẳng như hít thở đều, thiền định  hoặc nghĩ đến một điều khiến bạn vui hơn trước hoặc trong các tình huống căng thẳng
  • Sử dụng liệu pháp xoa bóp hoặc bấm huyệt mỗi tuần một lần
  • Luyện tập bài tập thể dục/thể thao mà bạn thích

Nói chuyện với các bác sĩ và y tá của mình

Các bác sĩ và y tá của bạn sẽ luôn hỗ trợ bạn và luôn tìm cách khiến mọi việc đơn giản hơn. 

Hãy nói cho họ biết những điều bạn đang thực sự trải qua. Họ sẽ rất nhanh chóng nắm bắt được vấn đề và từ đó động viên, hoặc tìm cách cùng bạn vượt qua những lo lắng này.

Phương pháp tư vấn và trò chuyện

Nếu những nối lo lắng này diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, bạn có thể sẽ cần những hỗ trợ mang tính chuyên sâu hơn. 

kiểm soát sợ hãi ung thư

Các y tá và bác sĩ có thể sẽ gợi ý bạn tìm đến những chuyên gia, những người được đào tạo để giúp bạn đương đầu với những thử thách này. Họ có thể là:

  • Nhà tâm lý học
  • Nhà tham vấn tâm lý 
  • Chuyên gia tâm lý 

Sự giúp đỡ từ các chuyên gia

Bạn có thể sẽ lo ngại rằng những chuyên gia này chỉ chữa trị cho những người mang tâm bệnh  hoặc stress nặng. Điều này có thể khiến bạn nghĩ rằng bạn là một người yếu đuối trước căn bệnh này. Nhưng những suy nghĩ này không đúng. Đồng ý đến gặp các chuyên gia đã cho thấy bạn đủ mạnh mẽ để biết bản thân muốn gì và cần gì. 

Nhiều người đã trải qua những buổi tham vấn và tâm lý trị liệu và vượt qua thành công những chuỗi ngày miên man trong lo lắng hoặc trong chuỗi những khó khăn họ gặp phải khi hành xử thường ngày. Những cảm xúc hay hành vi tiêu cực nói trên có thể gồm:

  • Trầm cảm
  • Ám ảnh sợ 
  • Tự ti 
  • Các cơn hoảng loạn và lo lắng nghiêm trọng
  • Rối loạn về ăn uống và giấc ngủ

Các dạng điều trị

Có nhiều dạng điều trị có thể giúp bạn vượt qua những nỗi lo lắng hay hoảng loạn này, bao gồm: 

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive behavioural therapy C.B.T)
  • Liệu pháp trị liệu tâm lý thông qua tương quan  (interpersonal therapy I.P.T)

Đây là những cách hiệu quả mà bạn nên cân nhắc trong việc loại bỏ hoặc giảm dần các nỗi lo âu bạn đang gặp phải.

Tâm lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân ung thư vượt qua những chuỗi ngày miên man trong lo lắng và khó khăn trong hành xử thường ngày.

Tuy nhiên, chúng khó có thể áp dụng thành công cho tất cả mọi người. Bạn sẽ cần trải nghiệm vài hay nhiều cách thức điều trị khác nhau cho đến khi bạn tìm được cách phù hợp nhất. 

Những phương pháp điều trị khác

Bác sĩ của bạn có thể sẽ kê đơn các loại thuốc giúp hỗ trợ tinh thần như một phần của quá trình điều trị ung thư nếu bạn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về lo lắng hoặc hoảng loạn. 

Những đơn thuốc này có tác dụng  giúp bạn cảm giác bình tĩnh hơn và nâng cao khả năng đương đầu với các cảm giác tiêu cực. Do vậy mà bạn sẽ dần cảm thấy dễ chịu hơn và hiểu hơn về các nỗi lo lắng, sợ hãi của mình, từ đó vượt qua chúng. 

Những loại thuốc này không giống thuốc chống trầm cảm. Bạn có thể chỉ uống chúng một liều duy nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Thuốc chống lo âu không thể được dùng như một biện pháp dài lâu vì chúng không giải quyết những nguyên nhân cơ bản khiến bạn lo lắng.

Mời bạn xem thêm:

Sợ Hãi, Lo Lắng Và Hoảng Loạn Khi Đối Diện Ung Thư

Cập nhật 27/06/2019
Tham khảo
Managing fear, anxiety and panic

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư Tagged With: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative