• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Khó Khăn Ăn Uống Khi Điều Trị Ung Thư

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Văn Đức Huy, Phạm Minh, Từ Khánh


(SCI Blog) – Khó khăn ăn uống khi điều trị ung thư là một trong nhiều vấn đề của bệnh nhân. Quá trình điều trị có thể ảnh hưởng đến khẩu vị và gây ra những vấn đề về ăn uống và tiêu hóa. Những tác dụng phụ như mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy, buồn nôn, nhiễm trùng hay thay đổi vị giác xảy ra nhiều khi bệnh nhân thực hiện các liệu pháp chữa trị ung thư như là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hay cấy ghép tủy xương.

khó khăn ăn uống khi điều trị ung thư
Hệ quả là người bệnh không muốn ăn, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân – Ảnh: AARP

Khó khăn ăn uống khi điều trị ung thư – Những phương pháp điều trị

Khó khăn ăn uống khi điều trị ung thư có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng các phương pháp như:

  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Phẫu thuật tiêu hóa
  • Liệu pháp sinh học
  • Cấy ghép tủy xương và tế bào gốc

Một số tác dụng phụ gây ra do điều trị ung thư rất khó để kiểm soát, tuy nhiên có một số giải pháp có thể giúp cải thiện tình trạng này. Bạn có thể sử dụng thuốc để giúp ngăn cảm giác buồn nôn hoặc có chế độ dinh dưỡng tăng cường với thức uống giàu calo và protein.

Mời bạn xem thêm:

Dinh Dưỡng Ung Thư – Gợi Ý Thức Uống Giàu Calo

Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần sử dụng ống thông dạ dày hoặc nuôi ăn qua ống hay truyền dịch.

Hóa trị

Hóa trị có thể tác động đến cả tế bào khỏe mạnh lẫn tế bào ung thư. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tác dụng phụ.

Những thuốc hóa trị khác nhau gây ra những vấn đề khác nhau. Những tác dụng phụ có nhiều khả năng gây ra vấn đề về ăn uống và tiêu hóa nhất bao gồm:

  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy và táo bón
  • Nhiễm trùng
  • Các vấn đề xảy ra trên vùng miệng (thay đổi vị giác, khối u, ung nhọt, đau, khô miệng, cảm giác đau khi nuốt)

Xạ trị

Xạ trị gây hại đến tế bào khỏe mạnh lẫn tế bào ung thư.

Xạ trị có thể gây ra những vấn đề ăn uống trong thời gian ngắn. Việc này phụ thuộc vào phần cơ thể nào của bạn bị tác động. Ví dụ, xạ trị vùng đầu và cổ có thể gây ra:

  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Thay đổi vị giác
  • Loét miệng
  • Khó nuốt
  • Khô miệng
  • Đau và viêm nướu

Nếu bạn xạ trị ở dạ dày hoặc vùng bụng, những tác dụng phụ có thể gặp:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Cảm thấy đau
  • Viêm loét ruột
  • Khó hấp thụ chất dinh dưỡng do tắc ruột (tác dụng phụ lâu dài)

Xạ trị cũng có thể gây mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và bỏ ăn.

Nhiều người cảm thấy rất mệt sau khi chữa trị. Họ không muốn nấu hay ăn uống gì cả, và kết quả là cân nặng sụt giảm.

Phẫu thuật

Sau một cuộc phẫu thuật, bạn có thể cảm thấy không muốn ăn trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, việc ăn những thức ăn giàu calo và protein là vô cùng quan trọng. Những thức ăn này có thể giúp bạn phục hồi sau phẫu thuật và chống lại sự nhiễm trùng.

phong be than kinh - cat hach than kinh giao cam
Bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu bị suy dinh dưỡng trước phẫu thuật, và cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau phẫu thuật.

Bạn có thể cần được cho ăn uống bằng ống hoặc truyền dịch nếu bạn quá yếu. Việc này được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật để giúp bạn hồi phục.

Phẫu thuật trên hệ tiêu hóa thường gây ra các khó khăn ăn uống khi điều trị ung thư. Các vấn đề bạn gặp phải sẽ phụ thuộc vào vùng mà bạn tiến hành phẫu thuật :

  • Các vấn đề về việc nuốt sau khi phẫu thuật thực quản hoặc thanh quản
  • Tiêu chảy có thể là vấn đề sau phẫu thuật ruột, dạ dày hay tụy

Liệu pháp sinh học

Có nhiều liệu pháp sinh học khác nhau. Những liệu pháp này tác động lên các quá trình bên trong tế bào.

Liệu pháp sinh học cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Phổ biến nhất là những tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Mệt mỏi

Cấy ghép tủy xương và tế bào gốc

Liệu pháp cấy ghép tủy xương hoặc cấy ghép tế bào gốc được dùng để chữa trị nhiều loại ung thư.

Liệu pháp này sử dụng các tế bào tủy xương hoặc tế bào gốc thay thế cho những tế bào trong tủy xương của bạn –  những tế bào này đã bị phá hủy khi bạn sử dụng hóa trị liều cao hay xạ trị toàn cơ thể.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của liệu pháp cấy ghép tế bào giống với hóa trị. Bạn sử dụng cùng loại thuốc nhưng với liều cao hơn, nghĩa là những tác dụng phụ có thể nghiêm trọng hơn. Đặc biệt có thể kéo dài lâu hơn khi bạn chiếu xạ toàn thân (TBI).

Tác dụng phụ chủ yếu gây ra những vấn đề về ăn uống bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau miệng và đau họng
  • Ăn uống khó khăn (bao gồm mất cảm giác ngon miệng)
  • Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
  • Nhiễm trùng

Bệnh mảnh ghép chống kí chủ

Bệnh mảnh ghép chống kí chủ có thể xảy ra trong quá trình cấy ghép tủy xương, khi vật ghép được lấy từ một người khác. Các tế bào miễn dịch trong tủy xương của người cho tấn công các tế bào trong cơ thể bạn. Điều này có thể gây tiêu chảy và sụt cân nghiêm trọng.

Dinh dưỡng đường ruột và truyền tĩnh mạch

Một số người gặp vấn đề ăn uống trong cấy ghép tủy xương có thể nhận:

  • Thức ăn thông qua một ống vào dạ dày (dinh dưỡng đường ruột)
  • Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch (truyền dịch)

Cập nhật 20/06/2019
Tham khảo
How treatment causes diet problems

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Dinh Dưỡng Ung Thư Tagged With: Chăm Sóc Thể Chất, Dinh Dưỡng Ung Thư

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative