• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Hạn chế quảng cáo thức ăn vặt

SCI Writer /

Hạn chế quảng cáo thức ăn vặt

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Nguyễn Thị Hải, Đăng Minh


(SCI Blog) – Béo phì là một nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư, chỉ sau thuốc lá. Chúng ta cần triển khai phòng chống béo phì cho chính con em mình, thế hệ tương lai của đất nước. Tại Anh, một trong những biện pháp phòng chống béo phì trên trẻ em là cấm các quảng cáo về thức ăn vặt có hại trên các chương trình TV và chương trình trực tuyến dành cho trẻ em trước 9 giờ tối.

Hạn chế quảng cáo thức ăn vặt – Một chiến dịch phòng chống béo phì ở trẻ em

Bảo vệ thế hệ tương lai

Quảng cáo mang lại hiệu quả rất lớn – đó là lý do tại sao ngành công nghiệp thực phẩm chi trả rất nhiều tiền cho quảng cáo. Khi nhìn thấy càng nhiều quảng cáo đồ ăn vặt trên TV, trẻ em sẽ ăn nhiều hơn – và ước tính họ có thể tiêu thụ lên tới hơn 500 bữa ăn nhẹ trong một năm!

Trẻ em tiêu thụ một lượng lớn đồ ăn vặt trong năm
Trẻ em tiêu thụ một lượng lớn đồ ăn vặt trong năm (Ảnh: Sưu tầm)

Không có những biện pháp triệt để phòng chống béo phì, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy quảng cáo thức ăn vặt ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ. Chúng ta cần hạn chế con mình xem quảng cáo thức ăn vặt trên TV trước 9 giờ tối và trên internet để giúp bảo vệ thế hệ tương lai về sau bằng các hành động thiết thực.

Tại sao chiến dịch chống béo phì lại hướng đến trẻ em?

Thừa cân hoặc béo phì là nguyên nhân gây ung thư lớn nhất ở Anh sau nguyên nhân do hút thuốc lá. Trên thực tế, béo phì có liên quan đến 13 loại ung thư khác nhau.

Hơn một phần năm trẻ em ở Anh bị thừa cân hoặc béo phì trước khi bắt đầu học tiểu học. Cho đến khi trẻ tốt nghiệp, con số này tăng lên hơn một phần ba. Chúng ta cần sớm hành động vì trẻ béo phì có nhiều khả năng phát triển thành người lớn béo phì và người lớn béo phì có nhiều khả năng mắc ung thư.

Tạo một cơ hội tốt cho trẻ em

tiếp thị thức ăn vặt được Chính phủ Anh hạn chế

Chính phủ Anh phải hành động để giải quyết tiếp thị thức ăn vặt và khuyến mãi giảm giá đối với các mặt hàng có nhiều chất béo, muối và đường (HFSS). Một kế hoạch mạnh mẽ về phòng chống béo phì cho trẻ nhỏ sẽ tạo nên cho trẻ cơ hội tốt hơn để ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng khỏe mạnh và tránh ung thư về sau.

(Ảnh: Freepik)

Đặc biệt, tại Anh tổ chức Cancer Research UK đã yêu cầu Chính phủ:

  • Cập nhật các quy định hiện hành tương ứng dựa trên việc theo dõi những gì trẻ em thường xem trên TV để hạn chế quảng cáo thức ăn vặt trên TV trước 9 giờ tối.
  • Đảm bảo có quy định tương ứng với các quảng cáo trên những chương trình trực tuyến mà trẻ em thường xuyên theo dõi – để đảm bảo những trẻ em được bảo vệ khi chúng theo dõi bất cứ chương trình nào
  • Đưa ra các điều luật để hạn chế khuyến mại giảm giá đối với thực phẩm chứa nhiều đường (HFSS) – ví dụ: Mua một, nhận một miễn phí, mua ba món với giá của hai món, và các ưu đãi tương tự

Tại Anh, Chính phủ đã thu nhận nhiều tín hiệu tốt

Chính phủ Anh đã đặt ra mong ước táo bạo nhằm giảm một nửa số lượng trẻ em béo phì vào năm 2030 trong kế hoạch mới được cập nhật. Họ tuyên bố sẽ thực hiện mục tiêu này theo nhiều cách, quan trọng nhất là thông qua việc giải quyết cách thức bán thức ăn vặt cho trẻ em và gia đình.

Các biện pháp được đề xuất bao gồm lệnh cấm đối với quảng cáo thức ăn vặt trước 9 giờ tối với các biện pháp bảo vệ tương tự đối với chương trình trực tuyến và cấm quảng cáo cho thực phẩm giàu chất béo, muối hoặc đường trong các cửa hàng.

Tổ chức Cancer Research UK đã vận động chiến dịch này trong một thời gian dài trên khắp Vương quốc Anh – và kết quả cho thấy Chính phủ đã lắng nghe.

Nghiêm túc giới hạn thời gian quảng cáo thức ăn vặt trước 9h tối

Chính phủ sẽ thu thập ý kiến ​​từ công chúng, các cơ quan y tế, thực phẩm và đồ uống và các ngành công nghiệp quảng cáo, về việc lệnh cấm sẽ thực hiện như thế nào trước cuối năm nay.

Dự đoán sẽ có một luồng phản đối lớn từ ngành công nghiệp thực phẩm, nhưng bằng chứng thể hiện đã rất mạnh mẽ. Quảng cáo thức ăn vặt trên TV có tạo ra sự khác biệt cho các loại thực phẩm trẻ em thích và chọn mua (hoặc bỏ qua cho cha mẹ mua) – điều mà chính họ không thể nhận thấy.  Quảng cáo thức ăn vặt đã bị cấm trên kênh truyền hình TV dành cho trẻ em nhưng hiện chưa bị cấm  trên những kênh truyền hình dành cho gia đình. Hạn chế các quảng cáo này trên TV có thể sẽ không giải quyết triệt để vấn đề béo phì nhưng việc không cho phép quảng cáo trước 9 giờ tối có thể có tác dụng nhất định.

Việc giới hạn quảng cáo đồ ăn vặt của chính phủ Anh sẽ mang lại những tác động tích cực nhất định đối với thức trạng béo phì của trẻ em
Việc giới hạn quảng cáo đồ ăn vặt của chính phủ Anh sẽ mang lại những tác động tích cực nhất định đối với thức trạng béo phì của trẻ em (Ảnh: Sưu tầm)

Chúng ta cần phải giữ những áp lực nhất định đến chính phủ để đảm bảo tiến độ của kế hoạch này không bị trì trệ hoặc bị dừng lại. Các bạn có thể đăng ký để trở thành nhà vận động của Cancer Research UK cho chiến dịch này thông qua phương thức điện tử ngay hôm nay để biết về tình hình hiện tại và cập nhật chiến dịch mới qua email của bạn.

Ngài Harpal Kumar, cựu Giám đốc điều hành của Cancer Research UK, chia sẻ: “Chúng tôi chúc mừng Chính phủ đã đưa ra kế hoạch táo bạo này, thể hiện cam kết của mình trong việc giải quyết một trong những thách thức sức khỏe quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Sau nhiều thỏa thuận, một khi biện pháp hạn chế đối với quảng cáo thức ăn vặt được đưa ra, sẽ tạo ra một tác động to lớn đến tỷ lệ béo phì ở trẻ em.”

Mời bạn tham khảo một infographic của SCI về Nguy cơ ung thư từ béo phì:

Infographic: Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư

Cập nhật ngày: 26/05/2020
Tham khảo nguồn: Restricting junk food advertising

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Dinh Dưỡng Ung Thư, Sức Khỏe Đường Tiêu Hóa Tagged With: béo phì, Ngừa ung thư, Sức Khỏe Đường Tiêu Hóa

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative