• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

H.pylori (vi khuẩn HP) có thể gây ung thư không?

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Trọng Tuấn, Đăng Minh, Đức Hạnh


(SCI Blog) – Helicobacter pylori (H. pylori), hay thường được biết tới với tên gọi khuẩn HP, là loại vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như: ung thư ruột, ung thư dạ dày,… Tuy nhiên H. pylori cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư thực quản. Vì vậy điều trị H. pylori có thể không có lợi cho bệnh nhân. Một chế độ ăn uống hợp lý cũng như lối sống lành mạnh sẽ mang lại hiệu quả hơn so với điều trị H. pylori trong việc làm giảm nguy cơ ung thư.

H. pylori có thể gây ung thư không?

Câu trả lời là Có, nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư

  • Tuy nhiên nhiễm H. pylori có thể làm giảm nguy cơ ung thư thực quản
  • Với hầu hết bệnh nhân, H. pylori không gây ra bất cứ tác hại nào và có thể được chữa khỏi

H. pylori là gì?

H. pylori là một loại vi khuẩn lây nhiễm vào niêm mạc dạ dày.

H. pylori là một loại vi khuẩn lây nhiễm vào niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này phát tán qua thực phẩm, nước bị ô nhiễm và bệnh nhân thường bị lây nhiễm khi còn nhỏ. Nhiễm H. pylori từ lâu đã không còn phổ biến ở các nước phát triển.

(Ảnh: Sưu tầm)

H. pylori có thể được điều trị bằng kháng sinh và thông thường, nhiễm H.pylori  không gây ra bất cứ vấn đề nào, tuy nhiên, nhiễm H.pylori cũng có thể gây ung thư, mặc dù với tỷ lệ rất thấp.

H. pylori gây ung thư như thế nào?

Hầu hết mọi người sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào khi nhiễm H. pylori. Nhưng một số loại  H. pylori có thể gây viêm mạn tính ở dạ dày (viêm teo dạ dày mãn tính nặng hoặc SCAG) và loét dạ dày. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư.

Hàng triệu người trên thế giới nhiễm H. pylori và chỉ có rất ít (từ 1 đến 3 trong số 100 người) mắc ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do một số chủng H. pylori có khả năng gây ảnh hưởng hơn những chủng khác. Những yếu tố khác có liên quan, chẳng hạn như hút thuốc và chế độ ăn uống cũng có thể gây ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư.

Mời bạn xem thêm:

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá

Những loại ung thư nào có liên quan đến H. pylori?

1. Ung thư dạ dày, đặc biệt là  ung thư vùng ngoài tâm vị.

Hơn 4 trên 10 trường hợp ung thư dạ dày ở Anh là do những vi khuẩn này gây ra. Tuy nhiên do nhiễm H. pylori trở nên ít phổ biến hơn ở Anh, tỷ lệ ung thư dạ dày đã giảm xuống. Nguyên nhân của việc này có thể là do sự thay đổi về mức độ của H. pylori.

Hơn 4 trên 10 trường hợp ung thư dạ dày ở Anh là do những vi khuẩn này gây ra. Tuy nhiên do nhiễm H. pylori trở nên ít phổ biến hơn ở Anh, tỷ lệ ung thư dạ dày đã giảm xuống. Nguyên nhân của việc này có thể là do sự thay đổi về mức độ của H. pylori.

(Ảnh: Sưu tầm)

Có nhiều cách khác làm giảm nguy cơ ung thư hiệu quả hơn so với việc điều trị H. pylori, bao gồm bỏ thuốc lá và có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

2. U lympho không Hodgkin (một loại ung thư máu)

Khoảng 3 trong 100 trường hợp ở Anh là do H. pylori.

3. Ung thư ruột

Một số bằng chứng cho thấy những người nhiễm H. pylori dễ bị ung thư ruột hơn những người không nhiễm. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ mối liên hệ này.

4. Ung thư thực quản 

H. pylori có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư thực quản, tuy nhiên cơ chế vẫn chưa được phát hiện. Có thể là vì khả năng giảm thiệt hại của các tế bào trong ống thực quản do trào ngược axit ở những người có H. pylori.

Xét nghiệm và điều trị H. pylori

Nhiễm H. pylori có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hơi thở. Nếu lo lắng bản thân có thể bị nhiễm H. pylori, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Thông thường, H. pylori có thể được chữa khỏi sau một quá trình điều trị bằng kháng sinh.

Điều trị nhiễm H.pylori có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nhưng bị nhiễm trùng có thể làm giảm nguy cơ ung thư thực quản. Vì vậy, điều trị nhiễm H.pylori có thể không có lợi trừ khi bệnh nhân có các triệu chứng, chẳng hạn như đau dạ dày.

Ở Anh, những cách khác để giảm nguy cơ ung thư dạ dày có thể có tác động lớn hơn là lo lắng về H. pylori. Điều này bao gồm có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, nhiều chất xơ, như nguyên hạt, và ít thịt đỏ và thịt chế biến, và ngừng hút thuốc.


Cập nhật ngày 04/07/2020
Tham khảo nguồn Does H.pylori cause cancer?

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Featured-KTUT, Hiểu Về Ung Thư, Kiến Thức Ung Thư Tagged With: Hiểu Về Ung Thư, Kiến Thức Ung Thư, Ngừa ung thư, Tác nhân ung thư

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative