• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Đa Tầng Cảm Xúc Khi Đối Mặt Ung Thư

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Trần Anh Thư, Hoàng Khang

(SCI Blog) – Tương tự như việc tác động đến sức khoẻ thể chất của bạn, khi đối mặt ung thư, bạn cũng đồng thời đối mặt với những cảm xúc mà bạn chưa hề gặp phải. Khi đối mặt ung thư, những cảm xúc sẵn có trong bạn có thể trở nên mãnh liệt hơn.

Đối Mặt Ung Thư Và Đa Tầng Cảm Xúc

Cảm xúc thay đổi từng ngày, từng giờ, hoặc thậm chí qua từng phút. Việc này diễn ra trong quá trình điều trị, hoặc ngay cả khi bạn đã hoàn thành quá trình đó. Những cảm xúc này có thể đến với bạn, hoặc với bạn bè, gia đình bạn. Trên thực tế, diễn tiến cảm xúc khi đối diện ung thư là điều hoàn toàn bình thường.

Doi-mat-ung-thu-da-tang-cam-xuc-2
“Trên thực tế, diễn tiến cảm xúc khi đối diện ung thư là điều hoàn toàn bình thường.”

Thông thường, những niềm tin và giá trị trong quá trình trưởng thành ảnh hưởng đến cách bạn nghĩ và đối mặt ung thư. Ví dụ như:

  • Cảm giác rằng chúng ta cần phải mạnh mẽ và phải bảo vệ bạn bè, gia đình
  • Luôn tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người thân hoặc từ những bệnh nhân chiến đấu thành công với ung thư
  • Tìm sự giúp đỡ từ các chuyên viên tư vấn hoặc từ các chuyên gia
  • Dựa vào niềm tin tôn giáo giúp ta vững tin hơn

Dù lựa chọn của bạn có là gì, quan trọng là hãy làm điều đúng đắn với chính bản thân và không so sánh mình với những người khác. Bạn bè và người thân có thể sẽ có những trải nghiệm cảm xúc tương tự. Do vậy, nếu bạn đủ thoải mái, bạn hãy chia sẻ những cảm xúc với họ.

Choáng Ngợp

Ngay khi biết mình đang đối mặt ung thư, bạn có thể cảm thấy cuộc sống đã trở nên đảo lộn. Điều này xảy ra có thể vì:

  • Bạn băn khoăn liệu mình có được chữa khỏi
  • Các thói quen thường ngày bị gián đoạn bởi các buổi gặp với bạn sĩ hoặc các buổi điều trị
  • Bạn thấy như mình không thể làm những điều mình từng yêu thích
  • Bạn thấy bất lực và cô đơn

Kể cả khi bạn cảm thấy lạc lối, vẫn còn đó những điều bạn có thể kiểm soát được. Chúng đồng thời giúp bạn hiểu nhiều hơn về căn bệnh này. Càng hiểu biết nhiều về ung thư, bạn sẽ càng cảm thấy chủ động hơn. Hãy chủ động hỏi các bác sĩ những điều khiến mình băn khoăn, và đừng lo ngại khi bạn chưa thật sự thấu đáo những câu trả lời.

Doi-mat-ung-thu-da-tang-cam-xuc-1
“Kể cả khi bạn cảm thấy lạc lối, vẫn còn đó những điều bạn có thể kiểm soát được.”

Đối với vài người thì việc giữ cho bản thân bận rộn khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn. Do vậy nếu bạn cảm thấy đủ phấn chấn, hãy thử tham gia các hoạt động nghệ thuật, như âm nhạc, thủ công, đọc sách, hoặc học một điều gì đó mới.

Chối Bỏ

Khi được chẩn đoán lần đầu tiên, có thể sẽ thật khó để bạn chấp nhận hoặc tin rằng mình đang đối mặt ung thư. Chúng ta gọi đây là phản ứng “chối bỏ”. Điều này có thể hữu ích vì bạn có thêm thời gian để điều chỉnh chẩn sự chẩn đoán này. Đồng thời chối bỏ cho bạn thời gian để cảm thấy tích cực hơn về tương lai.

Doi-mat-ung-thu-da-tang-cam-xuc-3
Đôi khi, sự chối bỏ lại mang đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu chúng kéo dài quá lâu, chúng sẽ ngăn bạn tìm đến những phương pháp trị liệu mà bạn cần.

Tin tốt lành là hầu hết các bệnh nhân đều vượt qua thành công quá trình chối bỏ này. Thông thường, khi quá trình trị liệu bắt đầu, các bệnh nhân sẽ chấp nhận thực tế rằng ung thư đang thực sự tồn tại cùng họ và họ phải chấp nhận để tiến về phía trước. Điều này đúng với cả bệnh nhân ung thư và cả với những người mà họ yêu thương, quan tâm.

Giận Dữ

Nếu bạn cảm thấy muốn hỏi: “Tại sao là tôi?” và cảm giác giận dữ với căn bệnh của chính mình. Bạn đừng lo lắng nhé vì đây là phản ứng rất bình thường. Thậm chí, bạn còn cùng lúc cảm thấy được sự tức giận và phẫn nộ dành cho các tổ chức y tế quanh bạn, những người vẫn khoẻ mạnh và với cả những người bạn yêu thương. Và nếu bạn có đức tin về tôn giáo, bạn sẽ bất ngờ khi biết mình có thể sẽ thấy tức giận với cả Đức Chúa Trời.

Doi-mat-ung-thu-da-tang-cam-xuc-5
Giận dữ là một phản ứng bình thường của các bệnh nhân ung thư

Sự giận dữ thường bắt nguồn từ những xúc cảm khó mà bộc lộ của bản thân. Những ví dụ điển hình như:

  • Sợ hãi
  • Hoảng loạn
  • Chán nản
  • Lo lắng
  • Bất lực

Nếu bạn thật sự cảm thấy tức giận, thì không nên cố gắng để mọi thứ vẫn trông như bình thường vì chúng sẽ rất có hại nếu bạn giữ chúng lại trong lòng. Hãy trò chuyện với gia đình và bạn bè, chia sẻ với họ về những gì bạn đang phải trải qua. Hoặc nói chuyện với bác sĩ điều trị của bạn và nhờ được giới thiệu để gặp gỡ một chuyên gia tư vấn.

Và hãy nhớ rằng cơn giận dữ này sẽ hữu ích khi chúng là động lực để bạn phải đứng lên khỏi đau thương và bắt đầu hành động.

Hoảng Sợ và Lo Lắng

Thật đáng sợ biết mình đang đối diện ung thư. Bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng về:

  • Các nỗi đau, từ căn bệnh hoặc từ các đợt điều trị
  • Cảm giác không khoẻ hoặc ngoại hình thay đổi do những lần điều trị trước
  • Chăm sóc gia đình
  • Thanh toán các hoá đơn
  • Tiếp tục làm việc
  • Sự ra đi
Doi-mat-ung-thu-da-tang-cam-xuc-4
Một vài nỗi sợ ung thư dựa trên những câu chuyện bạn nghe, từ những lời đồn hoặc các thông tin thiếu chính xác.

Để vượt qua những nỗi lo lắng và sợ hãi, việc cần làm chính là đảm bảo bản thân có được những thông tin liên quan chính xác. Hầu hết mọi người đều cảm thấy khá hơn khi biết thêm về những chi tiết thực tế. Họ đồng thời cảm thấy bớt sợ hãi hơn và có nhận thức rõ ràng hơn về những gì cần và không cần để tâm.


Cập nhật 29/04/2019
Nguồn tham khảo: Feelings and Cancer

Bài dịch được biên soạn dựa trên tài liệu từ U.S. National Cancer Institute

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư Tagged With: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative