Dịch thuật: Đức Hạnh, Hoàng Khang
Tìm hiểu về cảm giác tội lỗi, sự đổ lỗi và tức giận mà bạn có thể sẽ trải qua để hiểu rằng chia sẻ về căn bệnh có thể giúp ích cho bạn khi đối diện ung thư.
Đối diện ung thư – Đối mặt cảm giác tội lỗi và sự đổ lỗi
Có thể bạn sẽ tự đổ lỗi cho bản thân hoặc đổ lỗi cho người khác về căn bệnh của mình. Hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ung thư sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
Di truyền và lối sống
Ung thư gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường là do may rủi và ung thư có thể không liên quan đến những gì bạn đã và đang làm. Ung thư dễ phát triển ở một số người bởi vì yếu tố di truyền thừa hưởng khi chào đời. Nhưng hầu hết ung thư không gây ra bởi yếu tố di truyền.

Ung thư hình thành do lỗi sao chép ADN khi các tế bào bình thường phân chia và sinh trưởng. Khi trải qua nhiều lỗi như trên, tế bào bình thường mới phát triển thành tế bào ung thư.
Mặc dù một số thói quen không lành mạnh có thể tăng nguy cơ gây ra lỗi trong gen, lỗi sao chép này có thể vô tình xảy ra khi tế bào trong cơ thể phân tách và phát triển.
Mời bạn xem thêm
Chia sẻ về căn bệnh
Bởi vì may rủi đóng một vai trò nhất định trong ung thư, và bác sĩ hiếm khi biết chính xác nguyên nhân gây ra ung thư, bạn không có lý do gì để đổ lỗi cho bản thân và người khác. Mặc dù vậy, đôi khi bạn có thể cảm thấy khó thoát khỏi những cảm giác này. Những lúc như vậy, hãy chia sẻ cảm xúc của bạn để cảm thấy thoải mái hơn.
Mời bạn xem thêm
Sự tức giận
Khi đối diện ung thư, bạn có thể cảm thấy tức giận với người khác, có thể là:
- Người gần gũi, thân thiết
- Bác sĩ/ y tá chăm sóc bạn
- Thần linh của mình nếu bạn theo đạo
- Những người khỏe mạnh (vì bạn nghĩ rằng tại sao lại là bạn mà không là ai khác mắc bệnh)
Đỗi diện ung thư cùng gia đình và bạn bè
Người thân và bạn bè có thể không hiểu bạn đang tức giận vì căn bệnh mà nghĩ rằng bạn đang tức giận với họ.
Bạn nên nói cho họ biết cảm xúc của mình những khi bạn không tức giận. Nếu thấy khó quá bạn có thể đưa những dòng này cho họ đọc.

Những cảm xúc này có thể tăng lên theo thời gian cùng với căn bệnh trong quá trình điều trị.
Người thân của bạn cũng có thể cảm thấy tức giận vì căn bệnh của bạn đã đảo lộn cuộc sống của họ. Thường thì đó không phải là suy nghĩ có ý thức nhưng cảm giác tức giận vẫn có thể khá mạnh mẽ.
Chia sẻ có thể giúp ích
Bày tỏ cảm xúc và trao đổi về những cảm xúc đó sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Khi giữ kín cảm xúc, bạn có thể khiến mọi người cảm thấy buồn và giận.
Nếu cảm thấy khó chia sẻ với gia đình, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp.
Cập nhật 04/04/2019
Nguồn tham khảo: Guilt, blame and anger
Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm