• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Đối Diện Nỗi Buồn Khi Mắc Ung Thư

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Nguyễn Minh Đạt, Hoàng Khang


(SCI Blog) – Khi mắc ung thư, bệnh nhân có rất nhiều cách để đối diện nỗi buồn của chính mình. Bạn hãy làm những gì bản thân cho là hữu ích để đối diện tốt hơn với nỗi buồn khi mắc ung thư.

Doi Dien noi buon khi mac ung thu

Thông thường, bạn cảm thấy rất buồn sau khi được chẩn đoán mắc ung thư. Có thể là nỗi buồn khi sức khỏe của mình giảm đi và mất đi khả năng làm một số điều mà bạn thích. Hay bạn thấy lo lắng khi phải đối mặt với một tương lai vô định.

Nỗi buồn có thể bên bạn mọi lúc và tùy thuộc vào những gì khác đang xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Mọi người thường nói họ trở nên trầm cảm thay vì buồn. Nhưng nỗi buồn khác với trầm cảm. Nỗi buồn là một phần tự nhiên của bất kỳ mất mát, đau buồn, thay đổi hoặc thất vọng.

Áp lực rằng bản thân phải trở nên tích cực

Bạn cảm thấy mình cần cố gắng che giấu nỗi buồn và phải tích cực để mọi người xung quanh nhẹ nhõm hơn.

Nhưng hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất lúc này là cảm giác của bạn. Giả vờ bạn vẫn ổn mọi lúc sẽ mất nhiều năng lượng và bạn sẽ thấy mệt mỏi. Nó cũng tạo ra khoảng cách giữa bạn và những người xung quanh. Khi mọi người đang cố gắng tỏ ra mọi thứ đều ổn, họ không thể biểu lộ cảm xúc thực sự của mình.

Việc bày tỏ và đối diện nỗi buồn đối với trẻ em là rất khó khăn. Thật sự không dễ dàng gì để quyết định những gì cần nói với chúng khi chúng còn quá nhỏ để có hiểu được mọi thứ.


Mời ạn đọc thêm

Đối Diện Ung Thư - Bắt Đầu Từ Cảm Xúc Cá Nhân

Đối diện nỗi buồn và mong muốn được ở một mình

Đôi khi trong lúc bệnh, bạn chỉ muốn ở yên một mình. Điều đó có thể khó khăn cho gia đình và bạn bè. Họ khó hiểu được cảm giác của bạn và có xu hướng muốn chia sẻ thời gian khó khăn này với bạn.

mot minh doi dien noi buon
Ảnh: Universe of Thoughts

Bạn có thể làm cho họ yên tâm hơn bằng cách nói với họ rằng bạn:

  • Thấu hiểu được sự hỗ trợ của họ, nhưng bạn cần một chút thời gian cho chính mình
  • Không cảm thấy muốn nói về bệnh của bạn bây giờ
  • Sẽ nói chuyện với họ khi bạn cảm thấy thoải mái hơn
  • Vẫn quan tâm đến họ ngay cả khi bạn không muốn nói chuyện ngay bây giờ

Đối diện nỗi buồn bằng cách chia sẻ về nó

Bạn có thể ngạc nhiên khi những người khác rất sẵn lòng giúp đỡ và lắng nghe bạn một khi họ biết bạn buồn. Mọi người sẽ tôn trọng cảm giác của bạn, để bạn khóc nếu bạn muốn như vậy và không cố gắng thay đổi cảm xúc của chính bạn.

Hãy nói chuyện với những người mà bạn muốn chia sẻ cảm xúc của chính mình với họ.


Mời bạn đọc thêm

 Chuyện Trò Về Ung Thư Cùng Ai?

Nếu nỗi buồn của bạn không biến mất

Một khi bạn cảm thấy nỗi buồn của mình kéo dài hơn 2 tuần và khó cảm thấy mọi thứ tốt hơn thì bạn có thể bị trầm cảm.

Điều quan trọng là cần nhận ra sự khác biệt giữa mức độ buồn bã và trầm cảm.

noi buon khong tu nhien bien mat
Ảnh: aspenpsychologyandcounseling.com

Những người quanh bạn có thể nhận ra dấu hiệu trầm cảm trước khi bạn nhận ra . Nếu ai đó thân thiết với bạn lo lắng rằng bạn có thể bị trầm cảm, bạn cần tìm đến bác sĩ để họ giúp bạn điều trị tình trạng này.


Cập nhật 25/04/2019
Nguồn tham khảo:
Coping with sadness

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư, Featured-CSCX Tagged With: Chăm Sóc Cảm Xúc, Đối Diện Ung Thư

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative