Dịch thuật: Từ Khánh, Hoàng Khang
Quá trình điều trị ung thư sẽ có gây ra đến các vấn đề dinh dưỡng nhất định đối với bệnh nhân ung thư.
Thay đổi về vị giác
Quá trình điều trị ung thư thường có tác động tiêu cực đến vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Khi bạn đang dùng thuốc hóa trị, bạn sẽ có sự thay đổi về khẩu vị trong việc ăn uống. Xạ trị cũng vậy, đặc biệt xạ trị trên vùng miệng có thể có tác động vĩnh viễn đến vị giác của bạn.

Nhiều người trong chúng ta không biết rằng mùi của thức ăn góp phần lớn trong việc tạo nên hương vị của thức ăn.
Mất cảm giác ngon miệng
Bác sĩ gọi việc mất cảm giác ngon miệng là chứng biếng ăn. Chứng biếng ăn này khác rất nhiều so với chứng biếng ăn tâm lý. Chứng biếng ăn là vấn đề dinh dưỡng bệnh nhân ung thư thường gặp phải. Chứng biếng ăn có thể xuất hiện trong những giai đoạn đầu của ung thư hoặc sau này khi ung thư phát triển và di căn qua những bộ phận khác của cơ thể.
Có tới 1 trong 4 người sau khi chẩn đoán bị ung thư đều ăn uống không ngon miệng. Đặc biệt đối với những ung thư đang trong giai đoạn tiến triển mạnh, vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư càng nên được quan tâm hơn. Theo ước tính, có tới 9 trong 10 người (90%) mất cảm giác ngon miệng ở một mức độ nào đó.
Chứng biếng ăn của bạn có thể đến từ một nguyên nhân cụ thể nào đó, hoặc có thể chỉ là do bạn cảm thấy quá mệt mỏi nên không muốn ăn nhiều.
Những chia sẻ giúp bạn cảm thấy ăn ngon miệng hơn
Những triệu chứng trong việc ăn uống và vấn đề tiêu hóa như là thay đổi khẩu vị, mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy, táo bón và buồn nôn đều phần nào có cách khắc phục.
KHI BẠN CÓ SỰ THAY ĐỔI VỀ KHẨU VỊ

Tránh ăn những thức ăn mà bạn thấy có vị lạ, nhưng thử ăn lại chúng sau vài tuần khi mà vị giác của bạn quay trở lại như bình thường.
Chọn những loại thức ăn có mùi vị nồng nếu như bạn ăn gì cũng thấy như nhau. Thử thêm tỏi, nước cốt chanh, rau thơm và gia vị, và nước sốt.
Bạn có thể thấy thích món ăn của mình được chế biến đậm đà hơn.

Ướp thức ăn qua đêm hoặc một vài giờ (thậm chí chỉ 10 phút cũng tạo nên sự thay đổi vị giác). Pha nước sốt với một vài muỗng canh dầu oliu, và với bất kỳ loại rau thơm hay gia vị nào bạn thích. Thêm vào một lượng nhỏ rượu vang hoặc nước cốt chanh nếu muốn.
Bạn có thể sử dụng bột ướp thức ăn. Trộn bột này với gia vị và rau thơm, sau đó phủ lên bề mặt thịt hoặc cá sống.
Tránh những loại thức ăn (cay) nóng nếu bạn đang bị đau hay nhiễm trùng miệng.

Nước sốt thịt và nước sốt đóng chai có thể giúp tăng mùi vị cho bữa ăn.
Bạn có thể muốn tạm ngừng thưởng thức toàn bộ thức ăn và thức uống yêu thích trong suốt quá trình hóa trị để tránh nguy cơ chán ghét những món này. Mẹo này đặc biệt hữu ích đối với trẻ em.
Sử dụng dụng cụ nhà bếp bằng nhựa nếu như bạn cảm nhận đồ ăn có vị kim loại.

Nước sốt thịt và nước sốt đóng chai có thể giúp tăng mùi vị cho bữa ăn.
Bạn có thể thấy thích món ăn của mình được chế biến đậm đà hơn.
Bạn có thể muốn tạm ngừng thưởng thức toàn bộ thức ăn và thức uống yêu thích trong suốt quá trình hóa trị để tránh nguy cơ chán ghét những món này. Mẹo này đặc biệt hữu ích đối với trẻ em.
Sử dụng dụng cụ nhà bếp bằng nhựa nếu như bạn cảm nhận đồ ăn có vị kim loại.

Tránh ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Dùng sốt, dưa chua hoặc thêm chút gia để tăng mùi vị thức ăn.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Bánh tart có vị nồng. Hãy thử mùi chanh, tắc, cam và lý gai, yogurt chanh, bánh pho-mat chanh, bánh mousse cam, kem chanh và kem lý gai ninh (bạn không nên ăn những món này khi đang bị đau miệng).
KHI BẠN CẢM GIÁC ĂN MẤT NGON
Nếu bạn thấy mình mất cảm giác ngon miệng, một vài gợi ý sau đây có thể giúp ích cho bạn:

1. Tránh uống quá nhiều nước trước khi ăn. Hãy uống nước sau khi ăn.
2. Nên dùng những bữa ăn nhỏ giàu đạm và năng lượng cách nhau 2 hoặc 3 giờ đồng hồ thay vì dùng ba bữa ăn chính trong ngày. Thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, đậu và các loại hạt.
3. Nhờ bạn bè hoặc người thân nấu ăn cho bạn. Tự nấu ăn có thể làm bạn chán ăn.
4. Nhai kỹ và ăn chậm.

5. Bổ sung thêm năng lượng và đạm vào bất kỳ món ăn nào mà bạn ăn (sử dụng bơ, sữa, kem, đường, mật ong và pho-mat).
6. Chọn thức ăn hấp dẫn khứu giác của bạn; hoặc để thức ăn đến nguội hoặc chỉ còn hơi ấm nếu mùi của món đó làm bạn chán ăn.
7. Chuẩn bị và dự trữ sẵn những khẩu phần nhỏ những món ăn yêu thích để bạn luôn luôn có gì đó để ăn mỗi khi thấy đói.
8. Dự trữ thức ăn tiện dụng trong tủ, như là súp và bánh pudding đóng hộp.

9. Chọn những loại thức uống giàu dinh dưỡng. Những loại thức uống có sữa thì giàu năng lượng và đạm hơn nước, trà, cafe và nước ép.
10. Ăn bánh pudding và các món tráng miệng – những loại thức ăn có chứa nhiều béo và đường là những nguồn cung cấp nhiều năng lượng.
11. Đừng sợ thử những món ăn mới và vị mới. Bạn có thể khá bất ngờ trước những gì mà mình thích.

12. Với sự tư vấn của bác sĩ, một lượng nhỏ thức uống yêu thích có cồn có thể làm tăng cảm giác ngon miệng.
13. Tránh để cơ thể quá mệt mỏi. Bạn sẽ thấy mọi thứ khó thích ứng hơn nếu để bản thân kiệt sức.
14. Đừng quá ép bản thân nếu bạn không muốn ăn trong vài ngày sau khi điều trị nhưng phải nhớ uống nước. Tuy nhiên, bạn có thể bù lại năng lượng giữa những lần điều trị.
Nếu bạn lo lắng về việc sụt cân, bạn nên xin tư vấn cùng bác sĩ để có những món ăn lỏng giàu chất dinh dưỡng và bù lại năng lượng.
LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY
- Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa ăn nhẹ.
- Tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như là đậu, bông cải xanh, bắp cải, bông cải trắng và trái cây. Bên cạnh đó, cũng nên tránh những loại ngũ cốc (cereal) như là Weetabix và bran flake, bánh mì nâu và gạo lứt. Bạn hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện nhé.
- Chất xơ có mặt trên vỏ của trái cây và rau xanh, và những loại thực phẩm có hạt ăn được.
- Thử ăn những loại thực phẩm giàu tinh bột nhưng chứa ít chất xơ, như là bánh mì hay gạo trắng, mì ý, và cà chua đã lột vỏ.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước.
- Trao đổi với bác sĩ để kịp thời có những chỉ định chống tiêu chảy.
BẠN NÊN ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ TÁO BÓN
- Uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày nếu có thể. Nước, nước ép mận hay nước ép cam đều có ích.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ như là trái cây, rau cải, đậu lăng, đậu và gạo lứt (không ăn trừ khi bạn bị tắt ruột)
- Tập thể dục mỗi ngày, dù cho đó có thể chỉ là một đoạn đi bộ ngắn.
Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức khi bạn có những thay đổi trong thói quen đi tiêu tiếp diễn trong vài ngày trở lên.
NHỮNG CHIA SẺ SAU ĐÂY GIÚP BẠN KHÔNG CÒN CẢM GIÁC BUỒN NÔN
1. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn
Một vài thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm dịu cảm giác buồn nôn. Tránh những việc sau đây có thể giúp ích:
- Ăn hoặc chuẩn bị thức ăn khi bạn cảm thấy buồn nôn
- Đồ chiên, thức ăn có chứa nhiều chất béo, hoặc thức ăn nặng mùi.
- Đánh răng ngay sau khi ăn.
- Uống quá nhiều nước trước khi ăn.
- Vận động quá nhiều sau khi ăn.
- Trộn lẫn thức ăn nóng và lạnh với nhau.
Hoặc bạn có thể thử các cách sau đây có thể giúp ích cho bạn:
- Ăn thức ăn nguội hoặc còn hơi ấm nếu mùi của thức ăn sau khi chế biến làm bạn buồn nôn.
- Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa ăn nhẹ mỗi ngày và nhai kỹ.
- Ăn thức ăn ít gia vị, như là bánh mì không hoặc bánh quy giòn.
- Ăn một bữa nhỏ một vài giờ trước giờ điều trị (nhưng không nên ăn ngay trước giờ điều trị)
- Ăn thơm cắt khúc ở dạng tươi hoặc đóng hộp có thể giúp làm sạch và giữ ẩm vùng miệng.
Việc uống bù nước là rất quan trọng, ngay cả khi bạn không ăn được. Hãy hớp những ngụm nước nhỏ một cách từ từ trong suốt một ngày. Hãy thử uống:
- Thức uống có vị ngọt và trong suốt, như là nước có gas hoặc nước ép trái cây (ngoại trừ nước ép cam và bưởi vì những loại thức uống này có thể làm khó chịu dạ dày).
- Thức uống lạnh hoặc trong suốt.
2. Gừng
Bạn có thể dùng chút mứt gừng, bạn có thể thêm gừng tươi nghiền vào những món ăn yêu thích của mình, hoặc cho vào nước lọc hoặc trà nóng để làm thành thức uống làm dịu cảm giác buồn nôn, đặc biệt giúp bạn giảm buồn nôn rất nhiều khi bị say tàu xe.

Bạn cũng có thể thử một loại thức uống có gas có vị gừng. Thức uống có gas đôi khi cũng giúp ích trong việc giảm buồn nôn.
Những nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm về việc sử dụng gừng cùng với thuốc chống nôn trong quá trình hóa trị.
3. Bạc hà
Một số người nghĩ rằng bạc hà giúp giảm buồn nôn. Thật vậy, bạc hà giúp làm giảm nhu động ruột và giảm cảm giác buồn nôn. Bạn có thể ngậm kẹo bạc hà, hoặc uống trà bạc hà.
Cập nhật 20/06/2019
Tham khảo Tips for diet problems và Taste changes and loss of appetite
Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm