• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Đau do tác dụng phụ của xạ trị vùng bụng hoặc vùng chậu

SCI Writer /

Đau do tác dụng phụ của xạ trị vùng bụng hoặc vùng chậu

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Nguyễn Thị Hải – Đăng Minh – Phan Thị Hiếu


(SCI Blog) – Xạ trị vùng bụng hoặc vùng xương chậu có thể gây nên những biến chứng  tại đường ruột hoặc xương, từ đó gây đau cho các bệnh nhân. Bài viết sau sẽ giúp bạn có thể hiểu được nguyên nhân và các phương pháp có thể giúp hạn chế các cơn đau. 

Đau nhức

Bạn có thể bị đau nhức ở xương chậu (khu vực giữa xương hông) sau khi xạ trị kết thúc.

Nguyên nhân gây đau?

Hãy báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn bị đau nhức trong quá trình xạ trị hoặc sau khi điều trị.

Những lý do đau có thể bao gồm:

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng bàng quang gây đau và rất thường gặp sau khi xạ trị vùng xương chậu. Cơn đau thường sẽ khó chịu hơn khi bàng quang đầy, hoặc khi bạn tiểu tiện.

Nếu bạn bị nhiễm trùng bàng quang, nước tiểu của bạn có thể đục, có mùi hoặc có một ít máu. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt hoặc buồn nôn.

Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm ure trong nước tiểu, còn được gọi là phương pháp xét nghiệm ure trong nước tiểu giữa dòng (MSU). Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ có chỉ định thuốc kháng sinh phù hợp.

Mời bạn xem thêm:

Nguyên nhân gây sốt: Nhiễm trùng (trong và sau điều trị)

Những thay đổi về đường ruột do xạ trị

Xạ trị có thể gây rối loạn đường ruột, bao gồm co thắt ruột và táo bón.

Hiện tượng co thắt ruột là sự co thắt của các cơ phía trong đường ruột, có thể gây đau đớn cho bạn. Và cơn đau có thể tăng khi bạn đại tiện. Có thể bạn sẽ không bị đau liên tục mà đau theo từng cơn.

Hiện tượng táo bón là khi hậu môn của bạn bị nứt và gây đau. Đặc biệt khi bạn cố gắng đại tiện, cảm giác đau sẽ tăng thêm.

Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi xét nghiệm đường ruột để tìm hiểu nguyên nhân. Để kiểm tra đường ruột bác sĩ thường sử dụng phương pháp nội soi bằng cách đưa một ống dò mềm vào đường ruột của bạn (còn được biết đến là nội soi đại tràng). Xét nghiệm này thường được các chuyên gia hoặc bác sĩ về tiêu hóa thực hiện.

Thay đổi về xương chậu

Xạ trị vùng xương chậu có thể dẫn đến các vấn đề về xương hông và xương chậu kéo dài về sau. Xạ trị có thể làm tổn thương cấu trúc xương theo nhiều phương thức khác nhau.

Các vấn đề sau xạ trị vùng chậu thường gặp nhất là khung xương yếu hơn và sự xuất hiện của các vết nứt nhỏ trong xương.

Khung xương chậu yếu hơn

Xạ trị có thể làm phá hủy các tế bào xương ở vùng xương chậu, và đồng thời cũng làm giảm lượng máu tuần hoàn cung cấp cho xương khiến xương vùng này trở nên yếu hơn. Hiện tượng này còn được gọi là hoại tử vô mạch. Khi tổn thương xảy ra, có thể gây đau đớn và trở ngại trong việc đi lại hoặc leo cầu thang.

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp các vấn đề trên để được theo dõi cẩn thận hơn. Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể đề xuất bao gồm kiểm tra sức mạnh xương bằng phương pháp quét DEXA. Ngoài ra, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc giảm đau và tư vấn cho bạn sử dụng các dụng cụ đi bộ để giúp việc đi lại dễ dàng hơn, chẳng hạn như nạng chống. Bác sĩ cũng có thể kê thêm đơn thuốc bao gồm loại thuốc chống loãng xương với tên biệt dược bisphosphonates. Loại thuốc này có thể giúp giảm các cơn đau và giảm nguy cơ gãy xương.

Sự xuất hiện rạn nứt trong xương

Đôi khi, những vết rạn nứt nhỏ có thể xuất hiện ở xương chậu sau vài năm điều trị. Chúng được gọi là gãy xương chậu do sự suy yếu của khung xương. Điều này thường xảy ra ở những người lớn tuổi khi khung xương bị lão hóa (loãng xương). Hiện tượng này cũng thường xảy ra đối ở những người đang sử dụng liệu pháp hormone hoặc steroid.

Trong trường hợp nứt xương chậu, cơn đau thường rất khó chịu. Bạn sẽ đau nhiều hơn khi di chuyển hoặc tập thể dục và ít đau hơn khi bạn ngồi yên hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cơn đau thường không kéo dài suốt đêm nên ít ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI (hoặc kết hợp cả hai) để xem có bất kỳ nứt gãy nào xuất hiện trong xương.

Ung thư tái phát

Bạn có thể cảm thấy đau nếu ung thư tái phát. Đây là lo lắng thường trực của nhiều người, tuy nhiên không phải lúc nào bị đau cũng có nghĩa là ung thư tái phát. Nếu các cơn đau xuất hiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thực sự.

Đau do ung thư tái phát không biểu hiện giống nhau ở từng người. Ví dụ, có người có thể đau liên tục kéo dài, có người có thể đau theo từng cơn. 

Đối với một số người, cơn đau vẫn hoành hành khi họ nghỉ ngơi và tệ hơn khi họ di chuyển hoặc tập thể dục, thậm chí gây khó ngủ. Trong trường hợp này người bệnh có thể dùng những loại thuốc giảm đau nhẹ để cảm thấy thoải mái hơn. 

Nếu cơn đau kéo dài liên tục, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI hoặc kết hợp cả hai để tìm ra nguyên nhân.

Mời bạn xem thêm:

Các Nhóm Thuốc Giảm Đau

Cập nhật ngày 29/03/2020
Nguồn:
Pain by Abdominal or pelvic radiotherapy side effects

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Kiểm Soát Cơn Đau, tác dụng phụ, Xạ trị Tagged With: Kiểm Soát Cơn Đau

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative