• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Đánh Giá Mức Độ Mệt Mỏi Theo “Chuẩn” Bác Sĩ

SCI Writer /

Đánh Giá Mức Độ Mệt Mỏi Theo “Chuẩn” Bác Sĩ

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Tuấn Hoàng, Hoàng Khang


Thông thường bệnh nhân ung thư cảm thấy mệt mỏi, như một điều tất yếu của căn bệnh, nhưng những người xung quanh sẽ không thể cảm nhận được chính xác mức độ mệt mỏi của bệnh nhân. Thông qua việc mô tả sự mệt mỏi theo thang đo và trả lời một số câu hỏi liên quan, bệnh nhân có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ mệt mỏi chính xác hơn, giúp quá trình điều trị cũng như khắc phục cơn mệt mỏi hiệu quả hơn.

trao doi voi dieu duong ve muc do met moi
Trước khi các bác sĩ điều trị sự mệt mỏi, bạn sẽ được hỏi một số câu hỏi về những khó chịu mà bạn đang có và phương pháp điều trị mà bạn đang thực hiện – Ảnh: Priority 24 Healthcare

Đánh giá mức độ mệt mỏi – Sự cần thiết

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và triệu chứng mệt mỏi của bạn. Điều này có thể quá sức khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. Bạn chỉ muốn bác sĩ nhanh chóng chấm dứt cơn mệt mỏi của bạn, nhưng cung cấp thông tin là việc rất quan trọng để bác sĩ đánh giá mức độ mệt mỏi của bạn chính xác hơn

Những thông tin này sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc điều trị. Gia đình và bạn bè có thể giúp nếu bạn mệt đến mức không thể tự trả lời.

Hiện nay, chưa có xét nghiệm y khoa nào để đánh giá mức độ mệt mỏi, nhưng có một cách để mô tả sự mệt mỏi là sử dụng thang đo từ 1 đến 10. Mức 1 có nghĩa là bạn chẳng thấy mệt tí nào và 10 có nghĩa rằng đây là cơn mệt mỏi tệ nhất cuộc đời bạn.

Với những cơn mệt mỏi dưới mức 3, bác sĩ và điều dưỡng sẽ theo dõi và chỉ hỏi thăm khi thấy bạn mệt hơn. Vì những cơn mệt mỏi dưới mức này không có gì là nghiêm trọng cả, nó giống như việc bạn cảm thấy mệt hơn bình thường một chút do phải làm những chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị.

Tuy nhiên, nếu đánh giá cơn mệt mỏi trên mức 3 thì các bác sĩ sẽ muốn biết thêm nhiều hơn, qua một số câu hỏi.

danh gia muc do met moi
Ảnh Reach Out Recovery
  • Cơn mệt mỏi bắt đầu từ khi nào?
  • Nó đã kéo dài bao lâu?
  • Nó có trở nên tệ hơn theo thời gian không?
  • Có việc gì khiến cơn mệt mỏi trở nên tệ hơn hoặc khá hơn không? Ví dụ như vận động, ăn uống hoặc những cơn đau.
  • Nó có ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bạn không? Ví dụ như giặt giũ, nấu nướng hoặc đi bộ?
  • Bạn có gặp vấn đề về giấc ngủ không?
  • Bạn có gặp những vấn đề về các mối quan hệ, tài chính, việc làm… hay không?
  • Bạn có gặp những triệu chứng khác, ví dụ như cảm thấy bị bệnh, nghẹt thở hay đau đớn không?
  • Cơn mệt mỏi có trở nên tệ hơn hay khá hơn sau những đợt điều trị (hóa trị, xạ trị) hay không?
  • Bạn có mắc phải những bệnh khác không?
  • Bạn có luôn cảm thấy mệt mỏi trước cả khi phát hiện ung thư không?
  • Lần cuối cùng bạn đi đại tiện là khi nào?
  • Bạn có vấn đề gì với việc tiểu tiện không?

Khám thực thể

Sau khi trả lời những câu hỏi trên, bác sĩ thực hiện việc thăm khám cho bạn. Họ có thể:

  • Khám bụng
  • Kiểm tra các hạch bạch huyết phình to ở dưới cánh tay, háng và quanh cổ
  • Đo huyết áp và nhịp tim
  • Tìm những âm bất thường ở vùng ngực của bạn

Các bác sĩ có thể sẽ đề nghị chụp ảnh X-quang ngực và xét nghiệm máu để có thêm thông tin về sức khỏe của bạn. Ví dụ, nếu cơn mệt mỏi của bạn xảy ra do thiếu máu, cụ thể là thiếu hồng cầu, xét nghiệm máu sẽ cho thấy mức độ huyết sắc tố (Hb) thấp.

Điều quan trọng nhất là cho các bác sĩ và điều dưỡng biết nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và đừng ngại đặt câu hỏi.


Cập nhật 22/06/2019
Tham khảo
How doctors assess fatigue

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Mệt Mỏi – Buồn Nôn – Khó Thở Tagged With: Chăm Sóc Thể Chất, Mệt Mỏi – Buồn Nôn – Khó Thở

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative