• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Đảm bảo an toàn khi thực hiện xạ trị trong

SCI Writer /

Đảm bảo an toàn khi thực hiện xạ trị trong

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Đức Huy – Gia Phụng – Đăng Minh – Anh Khương


(SCI Blog) – Khi thực hiện xạ trị  trong, bạn cần tuân theo một số quy trình an toàn. Cần lưu ý hạn chế tiếp xúc với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi sau khoảng một vài ngày. Những quy trình an toàn bạn cần thực hiện tùy thuộc vào từng loại xạ trị.

Vì sao quy trình an toàn là cần thiết?

Với một số dạng xạ trị trong bạn sẽ bị nhiễm phóng xạ nhẹ.

Bệnh nhân có thể nhiễm phóng xạ sau khi thực hiện phương pháp cấy ghép một vài tháng, trong khi cấy ghép thông thường chỉ khiến bạn nhiễm phóng xạ trong vài ngày.

Bệnh nhân có thể nhiễm phóng xạ khi uống chất lỏng có chất phóng xạ sau điều trị một vài ngày. Nếu bạn uống chất phóng xạ chẳng hạn như iốt, một lượng phóng xạ nhỏ sẽ xuất hiện trong nước tiểu, mồ hôi hoặc phân trong một vài ngày.

Ngay cả khi bạn nhiễm phóng xạ trong nhiều tháng thì lượng đó cũng không đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần tuân theo các chỉ định bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.

Ở nước ta, mỗi bệnh viện sẽ có những quy định khác nhau, nhưng tất cả đều phải tuân theo những quy định an toàn chung.

Trong ngày phẫu thuật
Mỗi bệnh viện ở nước ta sẽ có quy định riêng nhưng để tuân thủ quy định an toàn chung (Ảnh: Sưu tầm)

Xạ trị trong ảnh hưởng ra sao?

Khi thực hiện liệu pháp xạ trị, bác sĩ cấy ghép chất phóng xạ gần khối u nhất có thể. Nhờ đó khối u có thể nhận được liều phóng xạ cao trong khi những mô xung quanh sẽ nhận lượng phóng xạ thấp hơn.

Trong y học hạt nhân, chất lỏng chứa chất phóng xạ sẽ được hấp thu bởi khối u, và bức xạ chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi vài milimet. Vì vậy, các khu vực còn lại trong cơ thể tiếp nhận lượng thuốc thấp hơn nhiều và không gây hại cho bệnh nhân. Mức độ phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian.        

Sau khi thực hiện xạ trị trong 

Bạn sẽ luôn được thông báo nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ sau khi điều trị. Vì thế, bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn chi tiết các phương pháp an toàn cho bạn. Lưu ý hạn chế tiếp xúc với phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 16 tuổi.   

Cấy ghép xạ trị trong tạm thời

Nếu bạn được cấy ghép xạ trị trong tạm thời, mọi bức xạ sẽ mất ngay khi vật ghép được loại bỏ. Bạn sẽ không gây nguy hiểm gì cho những người xung quanh bạn.

Một số vật ghép sẽ ở lại cơ thể trong vài ngày. Bạn cần ở lại bệnh viện trong phòng cách ly trong khi vẫn còn mang chúng.

Cấy ghép xạ trị vĩnh viễn

Bạn có thể có một lượng phóng xạ nhỏ trong một vài ngày sau khi đặt hạt phóng xạ vào cơ thể. Bác sĩ và y tá sẽ nói cho bạn về điều đó. Họ sẽ cho bạn lời khuyên về cách hạn chế hoạt động cho đến khi lượng bức xạ biến mất bên ngoài cơ thể của bạn.

Bạn cần phải:

Ở lại bệnh viện trong vài ngày

  • Tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Tránh sử dụng các phương tiện công cộng.

Điều trị chất lỏng phóng xạ

Cần một vài ngày để lượng bức xạ giảm đi nếu bạn xạ trị bằng dung dịch chứa chất phóng xạ.

Việc bạn có được về nhà ngay trong ngày hay không phụ thuộc vào liều phóng xạ bạn có. Nhân viên bệnh viện sẽ đảm bảo rằng lượng phóng xạ của bạn an toàn cho người xung quanh trước khi bạn về nhà. Sau khi rời bệnh viện, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn thực hiện những bước an toàn ví dụ khi bạn tiếp xúc với trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.

Các quy định an toàn này là để bảo vệ bạn, gia đình bạn và nhân viên của bệnh viện.

Quy trình an toàn 

Hãy lưu ý rằng những chỉ dẫn an toàn này không liên quan đến mọi loại xạ trị trong. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc ý tá chuyên khoa để xem những bước nào mình cần thực hiện.

Trong suốt quá trình điều trị

  • Bệnh nhân sẽ ở phòng điều trị đặc biệt và cách ly khỏi khu vực chính trong vòng một đến hai ngày.
  • Bác sĩ và y tá chăm sóc bạn chỉ ở lại phòng bệnh trong khoảng thời gian ngắn.
  • Nhân viên chuyên khoa phải đeo phù hiệu để theo dõi mức độ phóng xạ và đảm bảo tất cả ở mức an toàn nhất định.
  • Nhân viên chuyên khoa và người thăm bệnh hạn chế tiếp xúc gần giường của bạn. Khoảng cách càng xa thì tỷ lệ tiếp xúc với chất phóng xạ càng giảm.
  • Y tá có thể sử dụng máy đếm nhấp nháy để theo dõi và kiểm tra mức độ phóng xạ trước khi mang vật gì ra khỏi phòng, chẳng hạn như khăn trải giường.
  • Hạn chế số lượng người thăm bệnh.
  • Người thăm bệnh được yêu cầu chỉ nên ở lại một lúc và giữ khoảng cách nhất định với bạn hoặc nói chuyện với bạn từ ngưỡng cửa.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 16 tuổi không được vào thăm.
  • Bạn có thể mang theo sách, báo, tạp chí hay các thiết bị điện tử vào phòng.
  • Nếu bạn uống chất phóng xạ, nước tiểu có thể nhiễm phóng xạ trong một vài ngày. Vì vậy, khi đi vệ sinh bệnh nhân nên ngồi trên bệ xí và sử dụng găng tay để vệ sinh.    

Sau khi điều trị

  • Bệnh nhân sẽ nhận thẻ và phải mang theo bên mình phòng khi tình trạng khẩn cấp xảy ra.
  • Nếu tình trạng khẩn cấp xảy ra, bạn cần báo ngay với bác sĩ mình đang trong quá trình thực hiện xạ trị áp sát.
  • Sau một vài ngày uống chất phóng xạ, bạn cần ấn nút xả nước hai lần mỗi lần đi vệ sinh.
  • Nếu bạn đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng hạt phóng xạ và hạt đó ra theo đường nước tiểu, đừng chạm vào. Hãy dùng kẹp gắp lên, ấn nút xả nước và báo ngay cho bác sĩ.
  • Sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng xạ trị áp sát, bạn cần phải mang bao cao su khi quan hệ phòng khi hạt xạ trị có thể theo ra ngoài trong quá trình quan hệ. Tuy nhiên trường hợp này hiếm khi gặp phải.         

Nỗi bận tâm về các biện pháp phòng bệnh

Các phương pháp xạ trị an toàn sẽ khiến bạn thêm lo lắng. Nhưng cần lưu ý rằng, mỗi ngày chúng ra đều phơi nhiễm với một lượng phóng xạ nhỏ, và điều đó không gây hại gì cả.

Tất cả bệnh nhân dùng thuốc phóng xạ nên tuân theo các giới hạn an toàn cho bức xạ và hướng dẫn của quốc gia.

Mỗi bệnh nhân sẽ xoa nhẹ nỗi lo lắng theo cách riêng của mình. Một số thấy nhẹ nhàng hơn khi biết rõ phương pháp điều trị, trong khi một số khác chỉ muốn biết càng ít càng tốt.

Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ, y tá hoặc chuyên viên chụp X-quang khi cần giải đáp thắc mắc. Khi mở lòng ra chia sẻ với các chuyên viên điều trị, gia đình hoặc bạn bè sẽ giúp bạn giảm nhẹ nỗi sợ hãi và lo âu rất nhiều.  

Đối mặt với nỗi cô đơn

Bệnh nhân dễ cô đơn khi ở một mình trong phòng bệnh. Vì vậy, hãy chia sẻ nỗi lo lắng với y tá vì họ luôn sẵn lòng chia sẻ và trấn an bạn.

an toàn xạ trị
Bệnh nhân có thể cảm thấy cô đơn (Ảnh: Sưu tầm)

Xạ trị áp sát

Đem một số vật dụng cá nhân có thể khiến căn phòng của bạn ấm áp như ở nhà. Sách, ảnh và đồ trang trí có thể thắp sáng căn phòng.

Bạn cũng có thể đem theo điện thoại, laptop, máy tính bảng hay máy nghe nhạc để giúp thoải mái hơn.

Thuốc phóng xạ

Bạn có thể không được phép mang vật dụng cá nhân vào phòng bệnh, vì mồ hôi của bạn có thể làm các vật dụng này nhiễm phóng xạ.

Các phòng bệnh, khoa y học hạt nhân và khoa xạ trị có không gian lưu trữ hạn chế các vật phẩm bị nhiễm.

Thỉnh thoảng, bạn nên dùng miếng lau ẩm làm sạch các vật dụng cá nhân để chúng không bị nhiễm phóng xạ. Nhân viên sẽ thông báo những thứ được hoặc không được mang vào.

Mời bạn xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Theo dõi sau xạ trị 

Cập nhật ngày 29/03/2020
Tham khảo nguồn: Internal radiotherapy safety

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Featured-KTUT, Xạ trị Tagged With: an toàn xạ trị, xạ trị trong

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative