• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Cảm Giác Buồn Nôn – Nguyên Nhân

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Vương Vũ, Minh Phạm


(SCI Blog) – Có những nguyên nhân khác ngoài ung thư hoặc quá trình điều trị ung thư có thể khiến bạn có cảm giác buồn nôn.

Mùi

Cả mùi dễ chịu và khó chịu đều có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Bạn có thể thấy tốt hơn rõ ràng khi loại bỏ những bông hoa có mùi mạnh ở xung quanh bạn. Hoặc, bạn có thể yêu cầu bạn bè và người thân không sử dụng nước hoa.

cam giac buon non do mui
Hãy thử ăn thực phẩm lạnh nếu mùi thức ăn khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Hoặc nhờ người khác nấu ăn cho bạn – Ảnh: Soup & Stuff

Vị giác

Hương vị của một số thực phẩm và đồ uống có thể khiến bạn có cảm giác buồn nôn hay nôn ói. Mùi vị mạnh có thể gây rắc rối. Vị giác của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu sự buồn nôn liên quan đến quá trình điều trị của bạn. Điều này thường trở nên tốt hơn sau khi điều trị kết thúc.

Một số người tránh các loại thực phẩm và đồ uống yêu thích trong thời gian điều trị của họ. Những người khác thấy rằng họ bắt đầu thích những thực phẩm mà họ thường không thích.

Lo lắng, sợ hãi và trầm cảm

Những cảm giác này rất phổ biến ở những người bị ung thư. Có tới 1 trên 4 người (tới 25%) bị ung thư trở nên trầm cảm.

Cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hoạt động và có thể khiến bạn cảm thấy hoặc bị buồn nôn. Trao đổi về cảm xúc của bạn với bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa vì họ có thể giúp bạn vượt qua sự lo lắng hoặc trầm cảm.

Đau đớn

Cảm giác đau cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Sự phiền toái này sẽ hết khi bạn điều trị cơn đau.

Cử động hoặc di chuyển

Chứng say tàu xe xảy ra khi những thông điệp mà não bạn nhận được từ mắt bạn không khớp với những thông điệp từ trung tâm cân bằng trong tai bạn.

say tau xe gay buon non
Sự nhầm lẫn này có thể kích hoạt trung tâm gây nôn trong não của bạn và làm cho bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.

Bạn có thể giảm cảm giác buồn nôn này bằng cách hướng về phía trước trong xe và nhìn ra ngoài cửa sổ tại một điểm cố định trên đường chân trời.

Bạn có thể sử dụng thuốc để ngăn ngừa say tàu xe theo toa của bác sĩ. Một số loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ trước.

Nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm

Nhiễm trùng có thể làm cho bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Cảm giác buồn nôn thường sẽ chấm dứt khi nhiễm trùng được điều trị.

Ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ (1 đến 2 ngày ). Điều quan trọng là bạn nên gặp bác sĩ nếu bệnh tình của bạn kéo dài lâu hơn.

Bạn phải liên hệ ngay với nhóm điều trị tại bệnh viện nếu bạn đang hóa trị liệu dẫn tới số lượng bạch cầu của bạn thấp và bạn có dấu hiệu nhiễm trùng như nhiệt độ cao hoặc cảm thấy không khỏe.

Đói

Nhiều người trong chúng ta đã có cảm giác đói đến mức bạn cảm thấy buồn nôn. Cố gắng tránh điều này bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên và uống 6 đến 8 ly nước mỗi ngày.

Vấn đề về đường ruột

Cả táo bón và tiêu chảy đều có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Điều trị những bệnh này sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn.

Cảm Giác buồn nôn trước khi điều trị

Bạn có thể có cảm giác buồn nôn và nôn trước khi quá trình điều trị. Nó xảy ra bởi vì bạn có những ký ức tồi tệ về việc hóa trị trong quá khứ. Bạn có thể rất lo lắng về điều này đến nỗi chỉ nghĩ về việc điều trị sẽ khiến bạn buồn nôn. Một số người cảm thấy buồn nôn khi vừa đến bệnh viện.

Bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể cho bạn thuốc chống nôn hoặc thuốc chống lo âu như lorazepam. Bạn dùng chúng trước khi đến bệnh viện vào những ngày điều trị nếu đây là vấn đề với bạn.


Cập nhật 22/06/2019
Tham khảo
Other causes of sickness

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Mệt Mỏi – Buồn Nôn – Khó Thở Tagged With: Chăm Sóc Thể Chất, Mệt Mỏi – Buồn Nôn – Khó Thở

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative