• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ

SCI Writer /

Buồn nôn do xạ trị vùng ngực

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Phương Đông, Bá Tùng, Anh Thư


(SCI Blog) – Xạ trị vùng ngực có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như buồn nôn hoặc nôn. Để hạn chế những tác dụng phụ này, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống nôn, thực hiện các chế độ dinh dưỡng phù hợp hoặc các liệu pháp bổ sung như thôi miên, châm cứu… Ngoài ra, xạ trị vùng ngực cũng có thể dẫn đến tình trạng sụt cân, vì vậy hãy trao đổi với các bác sĩ, y tá chuyên khoa để nhận những lời khuyên tốt nhất.

Xạ trị vùng ngực có thể gây buồn nôn. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp giảm tình trạng này.

Buồn nôn

Xạ trị vùng ngực có thể gây buồn nôn hoặc nôn. Nguyên nhân là do xạ trị vùng ngực có thể ảnh hưởng đến dạ dày và điều này dẫn đến một số tác dụng phụ như buồn nôn hoặc nôn.

Mời bạn xem thêm:

Tác dụng phụ thường gặp của xạ trị

Tình trạng này có thể kéo dài trong một vài tuần sau xạ trị. Bệnh có thể tồi tệ hơn trong trường hợp điều trị xạ trị song song với hóa trị. Thuốc, chế độ ăn uống cũng như các liệu pháp bổ sung có thể giúp kiểm soát bệnh.

Thuốc

Tình trạng nôn ói này thường có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc. Bác sĩ xạ trị (bác sĩ ung thư lâm sàng) hoặc y tá chuyên khoa có thể kê toa một số viên thuốc chống ói (thuốc chống nôn) cho bạn.

buồn nôn có thể được điều trị bằng thuốc

Trong hầu hết trường hợp, điều này có thể được kiểm soát nếu uống thuốc chống nôn trước khi điều trị xạ trị khoảng 20 phút đến 1 giờ.

(Ảnh: Sưu tầm)

Một số trường hợp khác có thể phải uống thuốc chống nôn nhiều lần trong ngày khi xạ trị để kiểm soát bệnh. Hãy trao đổi với các bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa để nhận những lời khuyên hiệu quả nhất. 

Mời bạn xem thêm:

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Chống Nôn

Đừng quên nói với các bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa rằng loại thuốc chống nôn nào không có hiệu quả với bạn. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chống buồn nôn khác nhau và đôi khi phải mất một vài lần dùng để tìm ra loại thuốc phù hợp với bạn.

Các liệu pháp bổ sung

Liệu pháp bổ sung có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Điều này có thể hỗ trợ giảm buồn nôn.

Một số người thấy rằng các kỹ thuật thư giãn như trực quan có thể giúp giảm buồn nôn. Bên cạnh đó, liệu pháp thôi miên và châm cứu cũng có thể hỗ trợ phần nào, đặc biệt nếu chính suy nghĩ về việc điều trị là nguyên nhân khiến bạn bị nôn ói. Đây được gọi là buồn nôn và nôn dự đoán.

Mời bạn xem thêm:

Kiểm Soát Sợ Hãi, Hoảng Loạn Và Lo âu

Vòng tay bấm huyệt như Seaband ấn vào các huyệt đạo ở cổ tay và có thể giúp giảm buồn nôn.

Mẹo ăn kiêng

Chế độ ăn kiêng chống buồn nôn
Bạn cần tham khảo một số chế độ ăn phù hợp (Ảnh: Sưu tầm)

Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:

  • Tránh thực phẩm chiên, thực phẩm dầu mỡ hoặc thực phẩm có mùi khó chịu.
  • Nên có một bữa ăn nhỏ trước khi điều trị một vài giờ, nhưng không phải ngay trước khi điều trị.
  • Uống nhiều nước, uống từng ngụm nhỏ trong ngày – nhưng tránh uống nhiều nước ngay trước khi điều trị.
  • Tránh uống nhiều nước trước khi ăn.
  • Ăn dứa tươi có thể giúp giữ cho miệng sạch sẽ và ẩm.
  • Nếu lo lắng sụt cân, hãy yêu cầu bác sĩ kê toa đồ uống có hàm lượng calo cao.
  • Nếu có thể, hãy nhờ người khác chuẩn bị bữa ăn cho bạn.
  • Hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ thường xuyên hơn là những bữa ăn lớn.
  • Hãy thử nhấm nháp đồ uống có ga.
  • Ăn bánh quy khô.

Một số người thấy gừng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm buồn nôn. Bạn có thể thử dùng gừng theo bất cứ cách nào bạn thích chẳng hạn như gừng kết tinh.

Gừng tươi xay nhuyễn có thể được thêm vào thực phẩm yêu thích của bạn hoặc vào nước nóng để pha trà. Bạn có thể mua túi trà gừng trong siêu thị. Hoặc bạn có thể thử ăn bánh quy gừng hay nhấm nháp rượu gừng.

Giảm cân

Buồn nôn hoặc vấn đề dinh dưỡng có thể khiến bạn giảm cân. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và suy yếu, đôi khi cảm thấy không muốn ăn gì cả. Các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên nếu đó là nguyên nhân khiến bạn sụt cân.

Mời bạn xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Buồn nôn và sụt cân do xạ trị vùng bụng hoặc xương chậu

Cập nhật ngày 19/04/2020
Tham khảo nguồn: Sickness-chest radiotherapy

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Dinh Dưỡng Ung Thư, Mệt Mỏi – Buồn Nôn – Khó Thở Tagged With: Mệt Mỏi – Buồn Nôn – Khó Thở

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative