• Skip to content

Salt Cancer Initiative

Thư Viện Kiến Thức Ung Thư

  • Kiến Thức Ung Thư
  • Chăm Sóc Cảm Xúc
  • Chăm Sóc Thể Chất
  • Ủng Hộ
Bốc hoả và đổ mồ hôi ở nam giới

SCI Writer /

Bốc hoả và đổ mồ hôi ở nam giới

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

Dịch thuật: Kiều Vy, Trọng Tuấn


(SCI Blog) – Điều trị ung thư ở nam giới, cụ thể là ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng do suy giảm nồng độ testosterone như bốc hỏa và đổ mồ hôi. Mức độ và trình trạng kéo dài của những cơn bốc hỏa có thể khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, dựa vào điều này để đưa ra các mẹo hay các phương pháp điều trị phù hợp nhằm khắc phục những cơn bốc hỏa.

Bốc hỏa đôi khi là tác dụng phụ của sự suy giảm nồng độ hormone.

Một vài quá trình điều trị ung thư có thể làm giảm nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể. Hormone giới tính bao gồm oestrogen và progesterone ở nữ giới, testosterone ở nam giới. Quá trình điều trị ung thư gồm liệu pháp hormone cho ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư tuyến tiền liệt cần testosterone để phát triển. Liệu pháp hormone nhằm mục đích:

  • Ngăn tinh hoàn tạo ra testosterone
  • Ngăn testosterone đến được các tế bào ung thư

Bốc hỏa là cảm giác như thế nào?

bốc hỏa và đổ mồ hôi có thể làm bạn khó chịu
Ảnh minh họa: Sưu tầm

Bốc hỏa có thể khác nhau giữa người này với người khác. Nó bắt đầu với cảm giác ấm lên ở vùng cổ hay mặt và thường lan rộng ra các phần khác của cơ thể. Bạn có thể có các biểu hiện:

  • Đỏ da
  • Đồ mồ hôi ít hoặc nhiều
  • Cảm giác  tim đập nhanh trong lồng ngực
  • Cảm giác hoang mang hoặc cáu bẳn

Những cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 2 đến 30 phút. Tình trạng bốc hỏa thường kéo dài một vài tháng nhưng đối với một số người có thể lâu hơn.

Những triệu chứng này có thể gây rối loạn và khó ngủ.

Nguyên nhân gây bốc hỏa

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ oestrogen thấp ở phụ nữ có thể làm thấp một loại hormone được gọi là norepinephrine. Hormone này được tìm thấy ở não (vùng não được gọi là vùng dưới đồi) và giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt. Norepinephrine thấp có thể dẫn tới gia tăng nhiệt độ trung tâm. Sự gia tăng nhiệt độ này gây ra cơn nóng bừng.

Các bác sĩ cần nghiên cứu nhiều hơn ở nam giới để biết được rằng liệu testosterone có vai trò gây bốc hỏa giống như ở nữ giới hay không.

Phương pháp điều trị như sử dụng goserelin (tên thương mại là Zoladex) gây ra những cơn bốc hỏa ở hầu hết nam giới. Điều trị sử dụng thuốc kháng androgen (chẳng hạn như bicalutamide) thường không gây bốc hỏa nhưng có thể gây bốc hỏa ở một số người.

Đối với nhiều người, những cơn bốc hỏa tăng dần trong nhiều tháng. Nhưng đối với một số người khác, chúng chỉ kéo dài trong thời gian điều trị, mặt dù có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Mẹo đối phó với những cơn bốc hỏa

Môi trường xung quanh

  • Giữ phòng mát mẻ, sử dụng quạt nếu cần thiết
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ dễ dàng cởi ra khi quá nóng
  • Bỏ các lớp khăn trải giường nếu cần
  • Mặc vải sợi tự nhiên như lụa, cotton thay vì sợi tổng hợp (nhân tạo)
  • Đặt một chiếc khăn trên giường nếu đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
  • Tấm làm mát có thể giúp bạn làm mát
  • Cố gắng giữ bình tĩnh khi gặp áp lực vì cảm xúc tăng cao có thể khiến cơn bốc hỏa bắt đầu
Có nhiều cách khác nhau để giữ cho không gian xung quanh bạn thật mát mẻ (Ảnh minh họa: Sưu tầm)
Có nhiều cách khác nhau để giữ cho không gian xung quanh bạn thật mát mẻ (Ảnh minh họa: Sưu tầm)

Chế độ ăn uống

  • Không uống cà phê, trà và những loại thức uống có chứa nicotin
  • Uống nước lạnh hoặc nước đá
  • Cố gắng uống rượu một cách điều độ

Mời bạn xem thêm:

Xóa Tan Mệt Mỏi Với Chế Độ Ăn Tích Cực

Điều trị cơn bốc hỏa

Mọi thông tin dưới đây đều mang tính chất tham khảo. Xin vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ điều trị của bạn để có quyết định chính xác nhất.

Medroxyprogesterone 

Các hướng dẫn nhà nước khuyên sử dụng 20 mg medroxyprogesterone mỗi ngày là lựa chọn điều trị đầu tiên cho cơn bốc hỏa. Bác sĩ nên xem xét lại việc sử dụng thuốc này sau 10 tuần.

Cyproterone

Bác sĩ có thể kê cho bạn 100mg cyproterone mỗi ngày nếu medroxyprogesterone không có tác dụng.

Cyproterone được sử dụng để ngăn tuyến thượng thận tiết ra testosterone. Nó cũng có thể làm giảm các cơn bốc hỏa ở nam giới. Loại thuốc này không phải đều phù hợp cho tất cả mọi người.

Medroxyprogesterone và cyproterone có tác dụng hiệu quả nhất trong việc kiểm soát các cơn bốc hỏa.

Thuốc chống trầm cảm

Các nghiên cứu cho thấy những loại thuốc này có thể giúp điều trị cơn bốc hỏa ở nam giới khi bị ung thư tuyến tiền liệt, chẳng hạn venlafaxine và paroxetine.

Gabapentin

Những nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rằng Gabapentin có thể hữu ích trong việc kiểm soát cơn bốc hỏa. Tuy nhiên nó không được cấp phép lưu hành ở Anh.

Progestogen

Bác sĩ có thể cân nhắc các loại thuốc này đối với cơn bốc hỏa nghiêm trọng nếu những cách điều trị khác không có tác dụng.

Các liệu pháp bổ sung

Có một số lượng hạn chế bằng chứng khoa học cho thấy rằng các liệu pháp bổ sung có thể giúp giảm cơn bốc hỏa ở nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt.

Châm cứu

Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy châm cứu có thể giúp giảm bốc hỏa.

Liệu pháp nhận thức hành vi

Phương pháp điều trị này cho thấy có một mối liên hệ giữa suy nghĩ và hành động. Nó tập trung vào việc làm dịu cơ thể, tâm trí và giữ một cách nhìn nhận tích cực. Điều này có thể hữu dụng đối với các triệu chứng bệnh do hormone gây ra như bốc hỏa.

Mời bạn xem thêm các bài viết chủ đề tương tự:

Vitamin D và ánh nắng
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi


Cập nhật ngày 12/12/2020
Nguồn bài: Hot flushes and sweats in men

Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm

Các bài viết liên quan

Filed Under: Chăm Sóc Thể Chất, Hormone

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2019 Salt Cancer Initiative