Dịch thuật: Thảo Trinh, Trần Lý, Anh Khương, Đức Hạnh, Ngọc Hạnh
(SCI Blog) – Xạ trị có thể có một số ảnh hưởng lên da như gây đau và làm ửng đỏ và khiến da sậm màu hơn bình thường. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân xạ trị đều gặp vấn đề về da.
Xạ trị có thể có một số ảnh hưởng lên da như gây đau và làm ửng đỏ và khiến da sậm màu hơn bình thường.
Ảnh hưởng của xạ trị lên da
Xạ trị có thể làm da ở khu vực điều trị bị đau. Một số người không gặp vấn đề về da nhưng một số khác thì ngược lại, tùy thuộc vào:
- Loại xạ trị
- Loại da của bạn
- Vị trí điều trị trên cơ thể

Da có thể bị tác động làm cho bị đỏ hoặc sậm màu hơn đối với những người da tối màu, hoặc cũng có thể bị tác động khiến bạn cảm thấy đau, giống như bị cháy nắng và sau đó có thể bong tróc và phồng rộp.
(Ảnh: Sưu tầm)
Da không bị kích ứng tức thời mà phát triển dần trong suốt quá trình xạ trị. Bác sĩ xạ trị sẽ chú ý để phát hiện ra những phản ứng này. Nhưng bạn cũng nên cho họ biết nếu bạn cảm thấy đau. Phản ứng da thường giảm nhẹ dần 2 đến 4 tuần sau khi điều trị kết thúc.
Bạn cũng có thể bị đỏ hoặc sậm màu ở vùng da phía bên kia của cơ thể đối diện với khu vực điều trị. Ví dụ, bạn có thể bị thay đổi da ở lưng nếu phía trước ngực đang được điều trị. Bởi do da có thể bị ảnh hưởng trong khu vực mà chùm tia xạ trị rời khỏi cơ thể (vị trí thoát xạ trị). Nói với bác sĩ X quang của bạn nếu điều này xảy ra.
Hiếm khi bác sĩ trì hoãn điều trị trừ khi da bạn rất đau.
Khu vực điều trị
Bức xạ đến một số bộ phận nhất định của cơ thể có nhiều khả năng gây ra phản ứng da hơn những phần khác. Ví dụ như các khu vực nơi da cọ xát với da, chẳng hạn như nếp gấp vú, vị trí mà vú cọ sát vào lớp da bên dưới.
Ngoài ra, các khu vực nhận được một liều bức xạ cao, chẳng hạn như một số loại ung thư đầu và cổ, có thể khiến da trở nên khá đau.
Cũng như với tất cả các tác dụng phụ, những phản ứng này cũng khác nhau ở mỗi người.
Chăm sóc da trong quá trình điều trị
Tư vấn về chăm sóc da khác nhau ở mỗi bệnh viện. Tốt nhất là bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lời khuyên chỉ áp dụng cho khu vực điều trị xạ trị hoặc khu vực thoát xạ trị. Bạn có thể chăm sóc bình thường phần da còn lại.
(Ảnh: Sưu tầm)
Đừng sử dụng bột Talc vì loại này có thể chứa các hạt kim loại nhỏ có thể làm cho cơn đau nhức trở nên tồi tệ hơn sau khi xạ trị.
Các y tá có thể dùng loại băng vết thương đặc biệt sau khi điều trị nếu ung thư ảnh hưởng đến làn da. Không sử dụng băng dính (băng) hoặc gạc nơi vùng da điều trị.
Các mẹo chăm sóc da khác bao gồm:
- Đừng chà xát khu vực điều trị quá mạnh vì sẽ gây đau.
- Không sử dụng nước hoa hoặc xà phòng thơm hoặc nước thơm lên vùng da xạ trị.
- Sử dụng chất khử mùi không chứa bất kỳ kim loại nào (hỏi bác sĩ xạ trị).
- Hãy thử xà phòng trẻ em hoặc nước rửa trẻ em dạng lỏng nhưng nên trao đổi với bác sĩ xạ trị trước.
- Đừng cạo vùng da nơi đang điều trị.
- Đàn ông có thể sử dụng tông đơ điện thay vì dùng dao cạo.
- Không sử dụng kem hoặc băng dính trên khu vực điều trị trừ khi được tư vấn bởi chuyên gia hoặc bác sĩ X quang
Trang phục trong quá trình điều trị
Trong quá trình xạ trị và sau đó, da có thể trở nên nhạy cảm. Một số lời khuyên sau có thể có ích cho bạn:
- Mặc quần áo vừa vặn.
- Sử dụng quần áo làm từ sợi tự nhiên.
- Tránh vòng cổ và dây buộc chặt nếu xạ trị ở cổ.
- Tránh dây đeo vai và áo ngực – không mặc áo ngực, thay vào đó là áo crop top hoặc thử áo ngực bằng vải cotton.
Hoạt động ngoài trời
Da ở khu vực điều trị rất nhạy cảm nên cố gắng tránh nắng mạnh hoặc gió lạnh.
Mẹo để đi ra ngoài nắng bao gồm:
- Đội mũ và áo sơ mi dài tay.
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số cao.
- Nếu bạn đang xạ trị ở đầu hoặc cổ, bạn có thể thử đội mũ hoặc quấn khăn lụa hoặc vải cotton dày khi ra ngoài. Bạn cũng có thể thử lật cổ áo trên áo đang mặc hoặc áo khoác.
Đi bơi
Nếu bạn thích bơi lội, hãy hỏi chuyên gia xạ trị hoặc bác sĩ xạ trị do nước clo có thể gây khó chịu ở vùng da xạ trị.

Một số bác sĩ sẽ khuyên bạn không bơi cho đến khi điều trị kết thúc. Nếu bạn có phản ứng với da, bạn không nên bơi cho đến khi lành.
Tác dụng phụ lâu dài
Bạn có thể thấy rằng vùng da khu vực điều trị sẽ vĩnh viễn có màu như màu da sậm hơn sau khi điều trị kết thúc. Đây là một tác dụng phụ lâu dài nhưng sẽ không gây hại.
Sau đó, bạn có thể bị vỡ những tĩnh mạch rất nhỏ ở vùng được điều trị. Đây cũng là một tác dụng phụ lâu dài của xạ trị. Nó được gọi là sao mạch – telangiectasia. Các tĩnh mạch nhỏ dẫn rộng trong khu vực điều trị và có thể nhìn thấy được trên bề mặt da của bạn.
Bác sĩ có thể kê toa sử dụng chất hoá trang. Có nhiều màu sắc khác nhau cho tất cả các tông màu da. Một số chuyên gia điều dưỡng lâm sàng có thể chỉ cho bạn cách sử dụng.
Mời bạn xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Cập nhật ngày 29/03/2020
Tham khảo nguồn: Your skin
Bản quyền nội dung thuộc về Cancer Research UK và quyền dịch thuật cấp cho Prof. Dr. Thích Minh Tâm